Thứ Năm, 13 tháng 11, 2008

Bài viết đầu tiên




Quê hương Đàn ca tài tử








Quê hương tôi và đàn ca Tài tử



Đình Vạn Phước thuộc xã Mỹ Lệ huyện Cần Đước tỉnh Long An 14 năm qua luôn duy trì một sinh hoạt văn nghệ có ý nghĩa: liên hoan đàn ca tài tử Nam bộ định kỳ vào đầu năm Chính xác là vào các ngày 16- 17- 18 tháng giêng Âm lịch ( Đây cũng là ngày Lễ Kỳ yên Đình Vạn Phước )

Nhiều Nghệ sĩ tài danh bộ môn Cải lương đến đây vào những ngày nầy để tưỡng niệm nhớ công ơn người đã chỉnh biên nhạc Cung Đình thành âm nhạc Đàn ca tài tử và Cải lương . Nghệ Sĩ Út Trà Ôn , Tấn Đạt , các Nhạc Sĩ tài danh TP HCM như Nhạc sĩ Ba Tu v v..
Mỗi lần liên hoan, nơi đây quy tụ nhiều nhóm đàn ca tài tử từ Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh đến hầu khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ như Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng...
Không hiểu vì sao sinh hoạt văn hóa này chưa được báo chí "chăm sóc" như nhiều lễ hội khác. Truyền hình Đồng Nai là đơn vị nhiều lần ghi hình và cho phát sóng các tiết mục từ liên hoan này. Khi đến tham dự liên hoan hôm 23/2, hỏi những thành viên Ban Tổ chức, tôi được biết là rất ít nhà báo đến đưa tin phản ánh – kể cả báo chí Long An.



Cần Đước (tỉnh Long An) từng được đi vào ca dao dân ca, văn thơ và có nhiều sản vật nổi tiếng.



" Gạo cần Đước , nước Đồng Nai "



Và có những câu thơ hài hước thời kỳ đánh Mỹ :



" Long An trung dũng kiên cường ,



Qua sông quýnh giặc mượn xuồng hõng cho "



Đây là vùng đất sát nách Sài Gòn nên cũng như Nhơn Trạch (Đồng Nai), Củ Chi, Trảng Bàng, Đức Hòa... Cần Đước, Cần Giuộc là vùng chiến sự ác liệt trong chiến tranh. Ngay từ khi người Pháp đổ quân xâm chiếm Nam bộ, người dân Cần Đước, Cần Giuộc đã tự phát đứng lên chống giặc. Cần Đước, Cần Giuộc là nơi hội tụ nghĩa quân khởi nghĩa Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực.... Cách ngôi đình Vạn Phước không xa là chùa Tôn Thạnh (thuộc huyện Cần Giuộc), nơi được Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong một bài Văn tế nổi tiếng.
“Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai”. Nước Đồng Nai thì bây giờ dân Biên Hòa và dân thành phố Hồ Chí Minh uống hằng ngày, không biết có ngon không chứ gạo Nàng Thơm chợ Đào của Cần Đước thì ngon thiệt (có điều đó là giống lúa dài ngày và năng suất thấp).
Cần Đước không chỉ có gạo ngon mà mà còn nổi tiếng về đờn ca tài tử, được xem như “đất hành hương” của những tín đồ của đàn ca tài tử Nam bộ.



Địa chí Long An cho biết rằng , thời phong trào Cần Vương chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19 nổ ra, nhạc quan Nguyễn Quang Đại của triều đình Huế từ bỏ cung đình vào đất phương Nam tham gia kháng chiến. Trong thời gian này, ông là người cách tân nhạc lễ cung đình kết hợp với dân nhạc miền Trung để tạo ra dòng nhạc mang đậm màu sắc phương Nam mà ngày nay chúng ta gọi là nhạc tài tử Nam bộ. Nhạc sư Nguyễn Quang Đại lúc cuối đời đến sống ở Cần Đước - Cần Giuộc, từng trú ngụ tại chùa Tôn Thạnh vì yêu áng hùng văn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, đồng hương xứ Huế với ông. Sau đó, ông về sống ở nhà một người dân tại vùng chợ Trạm (Cần Đước) dạy nhạc lễ tài tử cho bà con trong vùng. Danh tiếng ông vang xa: học trò nhiều nơi ở miền Tây Nam bộ đến học ca, học đàn tranh, đàn kìm, đàn nhị...
Nhạc quan Nguyễn Quang Đại được xem là ông tổ của nhạc tài tử Nam bộ và cải lương ngày nay. Bài vị của ông được nhân dân làng Mỹ Lệ rước vào thờ tại ngôi đình Vạn Phước. Và hàng năm, lễ giỗ ông cũng là lễ cúng kỳ yên tại ngôi đình này. Trong phần hội của lễ cúng kỳ yên không thể thiếu đàn ca tài tử.

Không có nhận xét nào: