Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TẠO RA PHÁT TRIỂN NGOẠN MỤC CHO ĐẤT NƯỚC

Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu :
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TẠO RA PHÁT TRIỂN NGOẠN MỤC CHO ĐẤT NƯỚC .
Vâng , thưa ông rất là ngoạn mục . Con số NỢ đã vượt tầm cao , đưa VN tiến thẳng lên THIÊN ĐƯỜNG XHCN !!! Quá là hãnh diện !!!

Hài hước

Một con lợn sề bị đem ra chọc tiết, nó đau đớn kêu gào thảm thiết. Bụt hiện ra hỏi: vì sao con khóc?.
Con lợn sề rưng rưng nước mắt: thưa Bụt, cuộc đời này thật bất công! Con sinh ra đã mang thân hình xấu xí, cả đời phải ăn cơm thừa canh cặn, thế mà cuối cùng lại bị giết thịt để làm thức ăn cho kẻ khác, vậy công bằng ở đâu?
Bụt cười: Con không hiểu rồi! Để ta giải thích cho con. Cuộc đời này có luật nhân quả, có kiếp luân hồi.
Kiếp trước con bỏ ngoài tai những lời dạy bảo của ông bà cha mẹ, nên kiếp này trời phạt cho con mang đôi tai to.
Kiếp trước con nhắm mắt làm ngơ trước những cảnh cơ cực của người khác, nên kiếp này trời phạt cho con mang đôi mắt híp.
Kiếp trước con ngồi ì một chỗ nhiều, nên kiếp này trời bắt con mang chân ngắn, bụng to.
Kiếp trước con nói nhiều làm ít, lừa phỉnh chúng sinh, nên kiếp này trời bắt giọng con " khịt khịt ".
Kiếp trước con hát karaoke nhiều, nên kiếp này trời bắt mõm con nó dài.
Kiếp trước con sa đọa trụy lạc, nên kiếp này trời phạt con mang nhiều vú.
Kiếp trước con ăn chơi phè phỡn bằng tiền mồ hôi nước mắt của người khác, nên kiếp này trời bắt con ăn cơm thừa canh cặn.
Kiếp trước con hãm hại nhiều người vô tội, nên kiếp này trời phạt con bị giết thịt.
Con đã giác ngộ ra chưa?
Con lợn sề gạt nước mắt, bán tín bán nghi, băn khoăn tự hỏi: " Chả lẽ kiếp trước mình là một QUAN CHỨC VIỆT CỘNG

Bộ trưởng Y tế: “Trước giờ khám bệnh, cúi chào bệnh nhân”

Bộ trưởng Y tế: “Trước giờ khám bệnh, cúi chào bệnh nhân” 12:02 ngày 14 tháng 06 năm 2017 TPO - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, chắc chắn khi tăng giá dịch vụ thì chất lượng khám chữa bệnh phải tăng và Bộ cũng đề nghị, trước giờ khám bệnh, phải cúi chào bệnh nhân.

em be hài hước

https://lh3.googleusercontent.com/-Gu0eWml4wTk/WYvaIFrekSI/AAAAAAAAhbQ/xIplDVB1xtMvxx1IVrDm6mhOhQpEQzw0gCJoC/w530-h706-rw/2017%252520-%2525202.gif

Hồn Ai Trong Gió.

Hồn Ai Trong Gió.
Hôm nay là ngày giỗ thứ 42 của Cựu Thiếu Sinh Quân -Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Tỉnh Trưởng Chương Thiện của Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 30-4-1975 dù có lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh ,nhưng Tướng ở biên thùy có quyền bất tuân thượng lệnh. Và Cố Đ/T HNC đã hành động như vậy. Ông chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và bị bắt.Lý do ông không chết theo thành, vì ông là người Công Giáo.
Sau bốn tháng trời giam cầm, đánh đập, rạng sáng ngày 14-8 -1975 Việt cộng đã xử bắn ông tại sân vận động Cần Thơ. Thi hài của ông bị vùi dập đàng sau ty bưu điện sau mấy ngày bị phơi sương nắng. Cái gọi là phiên tòa nhân dân cách mạng này do tên việt cộng Hồ Minh Tiến làm chánh án, thời gian xử và thi hành bản án không quá 30 phút.Lẫn trong đám người dân bị lùa đi xem có một người chị họ của ông. Vợ con ông vào thời điểm đó phải trốn tránh để khỏi lọt vào tay quân địch. Hình ảnh cuối cùng mà Bà ghi nhận được, đó là cái phất tay của chồng bà hướng về đám đông dân chúng đang hỗn loạn khi ông bị băt ra xe,cái phất tay vào hư không đó như là một lời nhắn nhủ với bà, đem con trốn đi, bảo bọc nó, vĩnh biệt mẹ con em.
Và theo như lời kể đứt quãng của bà chị họ lúc sau này, thì sáng hôm đó sau khi tuyên án tử hình thì Đại Tá bị bịt mắt và miệng, mặc dù Đ/T có tỏ ý phản đối nhưng bọn việt cộng vẫn hung hăng hành động.
Những tiếng súng vang lên giữa mù sương tháng tám, một hùng anh gục ngã thảm thương, cả một đời cống hiến máu xương, cho miền Nam được tự do no ấm.
Theo lời của Bà phu nhân của Cố Đại Tá, lấy ông từ hồi 18 tuổi, lúc ông còn mang lon trung sĩ, cho đến ngày ông lên lon Đại tá, ít khi nào ông ở nhà, 15 năm triền miên chiến trận, ông trở thành đại tá hồi nào bà cũng không hay, cũng không bao giờ bà được dự những buổi tiệc tùng hiếm có, bà cũng chưa lần nào được chồng đưa đi nghỉ mát ở Vũng Tàu, chỉ có lần duy nhất là khi bà đi thăm ông ở Nha Trang đó là lần đầu tiên bà biết biển, tấm hình hai vợ chồng chụp chung là lúc ông lên lon Đại Tá, Ông rất thương vợ con nhưng ông nguyên tắc nhà binh, bà danh phận của một Tỉnh Trưởng Phu Nhân ,nhưng chỉ có một chú tài xế kiêm luôn "tà lọt" để chở bà đi đây đi đó.Cá nhân Bà cũng không muốn ai biết mình là vợ của ông Tỉnh Trưởng.
Nhưng đối với Lính thì ông là một vị chỉ huy gương mẫu, thanh liêm và can đảm, đối với bạn bè TSQ ông là một người bạn chân tình và một nhậu hữu thú vị, một câu chuyện uống rượu trên sông của một người bạn TSQ kể lại đã làm cho thế hệ đàn em cảm phục, một thùng Hennessey, hai người bạn, một người lính cận vệ, một người đầu bếp, một chiếc xuồng trên sóng nước Hậu Giang, hai người bạn thân bàn về Tửu Đạo..bình minh ló dạng, chia tay người về thành phố người tiếp tục hành quân.
Đà Lạt một chiều mưa, hai người bạn Thiếu Sinh Quân gặp nhau khi cùng về học khóa Tham Mưu cao cấp, lính tráng nghèo gặp nhau, tháo luôn cặp lon có mạ vàng mà Mẹ tặng ,đem đi đổi cặp lon đen ,lấy tiền vui với bạn, rượu ngà say, hẹn với nhau rằng, ngày nào tụi mình lên Tướng, chúng ta sẽ đi chuộc lại cặp lon này.
Trung Tá Nguyễn Đăng Hòa Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến là người bạn TSQ đó.
Với bạn là vậy, với đàn em còn độc đáo hơn..Chuẩn Úy Vòng Phóc mới ra trường, ba gai tự cấp cho minh hai tuần phép 😃 ngày về trình diện đơn vị ,bị sĩ quan trung đoàn dũa te tua tại phi trường, anh ba gai đúng không? Bla..bla..gặp lúc ông Trung Đoàn Trưởng đi ngang qua, một lúc sau thì Chuẩn úy được kêu lên gặp Trung Tá 😃 mặt mày xanh như tàu lá ,thế này thì chết rồi, đường binh nghiệp coi như chấm dứt, Trung Tá nhìn cái Ensign AET trên túi áo của Chuẩn úy sữa, lườm lườm, chửi tan nát một hồi rồi đuổi ra, ông trung úy chạy theo đưa cho mấy ngàn..của đại tá cho.
Dưới trướng của đại tá không có quân hèn vì đại tá là tướng giỏi.
Ngày vào An Lộc..Trung đoàn 15 khựng lại ở Chơn Thành, 8 Dù cũng kẹt cứng..Lộ 13 với trận mưa pháo,giọt nước mắt khóc linh hồn vô danh..chốt kiềng kín mít, 100 thước đường là máu là xương, Dù cũng bẹp dí vì mưa pháo..trinh sát trung đoàn cũng te tua tan nát, vậy mà từ M113 ông trung tá cứ thẳng lưng xông xáo..giải tỏa được An Lộc ,quân sử chỉ nhắc đến Biệt Kích Dù và Dù nhưng lại bỏ quên một trung đoàn bộ binh thuộc sư đoàn 9 do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy.
Chương Thiện là một địa danh rất lạ đối với những người sanh sau năm 1975.. Chương Thiện là Hậu Giang bây giờ đó, là quê hương của Cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Khi ông về quê hương mình làm Tỉnh Trưởng, vùng đất này an ninh được ổn định. Người dân sống yên ổn
Có còn bao nhiêu người già cả sống sót qua điêu tàn của nước non, để kể cho con cháu mình nghe, hồi đó đất này có ông Tỉnh , ổng người xứ mình, ổng là một ông Tỉnh thanh liêm và can đảm .
Vái vọng linh hồn Đàn Anh . Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn . Cầu mong linh hồn anh quyện vào sông núi
Sinh Vi Tướng - Tử Vi Thần
Anh Hùng Tử - Khí Hùng Bất Tử .









SỰ TỒN TẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

SỰ TỒN TẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
Tác giả: Thẩm phán Phạm Đình Hưng Ngày đăng: 2017-08-16
Chánh thể và Quốc gia
Trong thời gian lưu vong ở hải ngoại, một số ít người Việt tị nạn cộng sản đã đơn giản nghĩ rằng Việt Nam Cộng Hòa đã chết sau ngày các sư đoàn của Bắc Việt cộng sản (nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đánh chiếm một quốc gia láng giềng là miền Nam Việt Nam, quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa. Họ muốn nói đến chánh thể Cộng Hòa (Republic) của miền Nam Việt Nam đã bị kẻ xâm lăng Bắc Việt, môt nước cộng sản ở trên vĩ tuyến 17, xóa bỏ và thay thế bằng một chế độ độc tài toàn trị do đảng Cộng Sản lãnh đạo từ 42 năm nay. Họ đã không phân biệt chánh thể (political regime) với quốc gia (state).
Về mặt địa lý, Việt Nam Cộng Hòa là miền Nam Việt Nam có lãnh thổ trải dài từ mũi Cà Mau đến vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải). Về mặt chánh trị, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập đã được quốc tế công pháp minh thị công nhận: Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954 và Hiệp định Paris ký kết ngày 27-1-1973 trước sự chứng kiến của Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc Kurt Josef Waldheim, môt nhà ngoại giao của nước Áo. Đến ngày nay, không có quốc gia nào đã ký kết hai hiệp định nầy, kể cả nước Việt Nam cộng sản, cáo bải (revoke) hiệp ước. Thời gian không làm mất hiệu lực của các hiệp ước, hiệp định và công ước quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam Cộng Hòa còn là Quan sát viên thường trực Liên Hiệp Quốc, thành viên của một số Tổ chức Quốc tế và có quan hệ ngoại giao với trên 50 quốc gia trong Thế Giới Tự Do (Free World). Sự xâm lăng, chiếm đóng và thôn tính miền Nam Việt Nam của quân đội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt cộng sản) không thể tước bỏ quyền độc lập tự chủ của một nước láng giềng. Trong hoàn cảnh của một nước nhỏ bị xâm lăng và chiếm đóng bằng bạo lực của súng đạn cộng sản, Việt Nam Cộng Hòa tức Nam Việt Nam sẽ tiếp tục mất độc lập và chủ quyền sau khi toàn bộ đất nước Việt Nam từ Bắc chí Nam, trên đất liền và ngoài Biển Đông (South China Sea), bị sát nhập vào Trung Quốc năm 2020 căn cứ theo mật ước Thành Đô do hai đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc và Việt Nam lén lút ký kết năm 1990 để biến cải nước Việt Nam thành một phần lãnh thổ của nước Tàu. Hai cuộc Chiến Tranh Đông Dương do đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra dưới sự chỉ đạo của Thiếu tá Tình báo Tàu Hồ Quang đã có hậu quả hạ thấp cương vị của quốc gia Việt Nam từ một nước độc lập trở thành một tỉnh cũa Trung Quốc, một khu Tự trị như khu Tự Trị của dân tộc Choang trong tỉnh Quảng Tây hoặc môt quận trực thuộc tỉnh Quảng Đông
Mất độc lập và chủ quyển từ ngày 30-4-1975, Việt Nam Cộng Hòa hiện nay vẫn là một thực thể chánh trị (political entity) cỏn hiện hữu ở trong nước Việt Nam, tại Đông Nam Á và trên thế giới mặc dầu đã bị một quốc gia khác (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) xâm lăng, thôn tính và đô hộ. Nói tóm lại, Việt Nam Cộng Hòa, nạn nhân của một cuộc xâm lăng do người đồng chủng chủ động theo chỉ thị của Nga-Hoa trong cuộc Chiến Tranh Lạnh (1948-1989), chỉ mất độc lập và chủ quyền nhưng vẫn còn tồn tại trên bình diện quốc tế công pháp và trong thực tại ngày nay. Khi cần, tôi sẽ đưa ra các dẫn chứng và chi tiết để hậu thuẫn quan niệm của tôi.
Thành lập thể chế Cộng Hòa
Tại miền Nam Việt Nam bao gồm Nam Phần (thủ đô Sài Gòn và 21 tỉnh) và Trung Phần (các tỉnh duyên hải và trên cao nguyên), thể chế Cộng Hòa đã được thiết lập lần đầu tiên từ năm 1955 dưới thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người khai sáng nền Đệ Nhứr Cộng Hòa xây dựng trên cơ sở Hiến pháp ngày 26-10-1956 do Quốc Hội Lập Hiến dân cử soạn thảo và biểu quyết. Trong khi quốc sách Ấp Chiến Lược và Khu Trù Mật đang ngăn chận hữu hiệu sự xâm nhập ban đêm của cán binh cộng sản vào các thôn xóm hẽo lánh, cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 đã giựt sập nền Đệ Nhứt Cộng Hòa và giết hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu, một chiến lược gia có kiến thức uyên bác. Sau gần 3 năm xáo trộn chánh trị, nền Đệ Nhị Cộng Hòa đã được thành lập trên cơ sở Hiến pháp ngày 1-4-1967 do Quốc Hội Lập Hiến bầu cử ngày 11-9-1966 soạn thảo và chung quyết. Tôi đã được vinh dự tham gia công tác đúc kết và thuyết trình trước Quốc hội khoáng đại để 117 Dân biểu thảo luận và biểu quyết trong tinh thần hoàn toàn tự do. Một hiến pháp tôn trọng nguyên tắc quân bình và kiểm soát hỗ tương giữa ba cơ quan Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp đã được ban hành trong tình trạng chiến tranh để đảm bảo nhân quyền và các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, Hiến pháp còn thành lập Giám Sát Viện, một định chế đặc biệt độc lập có thẩm quyền bài trừ tham nhũng, thẩm tra kế toán của tất cả các cơ quan công quyền và kiểm kê tài sản của tất cả viên chức, kể cả Tổng Thống.
Nhằm mục đích thuộc địa hóa miền Nam Việt Nam vô cùng trù phú, sự xâm lược của Bắc Việt cộng sản đã có hậu quả cướp đoạt tài sản dồi dào của nhân dân miền Nam, đình chỉ thi hành Hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa, chấm dứt hoạt động của Nhà nước, Quân lực và các cơ chế hiến định, hủy bỏ tất cả các quyền tư do dân chủ, gián đoạn công vụ của toàn thể quân, cán, chánh Việt Nam Cộng Hòa. Sự cưỡng chiếm miền Nam của 13 sư đoàn công sản Bắc Việt đã xóa bỏ thể chế Cộng Hòa của một quốc gia bị chiếm đóng. Từ ngày thất thủ do thiếu hụt phương tiện chiến tranh, miền Nam Việt Nam không còn là một quốc gia độc lập sau khi bị cưỡng bách sát nhập vào nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hậu thân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt cộng sản), dưới ngụy danh “thống nhứt” đất nước Việt Nam. Từ ngày 30-4-1975, dưới bạo lực của lưỡi lê và súng đạn, một chánh thể tự do dân chủ với tam quyền phân lập tại miền Nam Việt Nam đã bị thay thế bởi một chế độ độc tài công an trị tập trung mọi quyền bính vào trong tay của đảng Cộng sản Việt Nam, tay sai của Trung Quốc và đệ tử của Liên Xô.
Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại hay không?
Bất chấp quốc tế công pháp, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt cộng sản) đã cố tình vi phạm hai Hiệp định Genève 1954 và Paris 1973 khi công khai xua quân vượt vĩ tuyến 17 đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa, một nước độc lập và có chủ quyền. Khinh thường dư luận quốc tế, Bắc Việt cộng sản năm 1975 đã gấp rút đặt cả thế giới trước chuyện đã rồi (fait accompli) khi vận dụng tất cả sư đoàn vượt khu phi quân sự (DMZ) đánh chiếm toàn bộ miền Nam Việt Nam. Trong quan hệ quốc tế, Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam không bao giờ tôn trọng các hiệp ước, hiệp định, hợp đồng đã ký kết và các định ước, công ước quốc tế đã gia nhập. Mới đây, ngày 23-7-2017, nước Việt Nam cộng sản lại dám sai mật vụ đến nước Đức bắt cóc tại Berlin cán bộ cộng sản Trịnh Xuân Thanh đang tại đào và xin tị nạn chánh trị tại nước nầy. Hành động phi pháp trắng trợn của mật vụ cộng sản Việt Nam tại nước Đức đã tố cáo quán tính khinh thường luật pháp quốc tế của Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam mặc dầu nước nầy đã tham gia Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế và công ước quốc tế.
42 năm đã trôi qua từ ngày Bắc Việt cộng sản đánh chiếm miền Nam tự do. Mặc dầu đã tiếp thâu được nhiều thông tin chính xác từ các mạng xã hội (social media), một số người tị nạn cộng sản tại hải ngoại vẫn phụ họa theo luận điệu tuyên truyền của Cộng sản Việt Nam: Việt Nam Cộng Hòa đã bị khai tử sau khi Quân lực miền Nam Việt Nam sụp đổ trước sự tấn công của quân xâm lăng cộng sản Bắc Việt. Họ còn nông cạn nghĩ rằng sự đầu hàng của Đại tướng Dương văn Minh, Tổng Thống bất hợp hiến do Quốc Hội hấp tấp đưa lên trong ba ngày cuối cùng (từ 28-4 đến 30-4-1975) đã chánh thức xóa bỏ Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia độc lập đã được Hiệp định Genève 1954 minh thị công nhận và là một trong 12 nước đã ký kết Hiệp định Paris 1973 trước sự chứng kiến của Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc. Lập luận của họ hoàn toàn sai trái về cả hai mặt pháp lý và thực tại.
Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết nầy, tôi muốn căn cứ vào lịch sử của một số nước ở Âu châu đã có hoàn cảnh giống như miền Nam Việt Nam để khẳng định Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại và sẽ có nhiều triển vọng thâu hồi quyền độc lập tự chủ trong tương lai không xa.
Lịch sử của một số nước Âu châu đã bị xâm lăng và mất độc lập
1. Nước Ba Lan (Poland, Pologne)
Thành lập trong thế kỷ 10 do Đại Công tước (Grand Duc) Mieszko, Ba Lan là một nước nhỏ ở Đông Âu đã bị 3 Vương quốc lớn bao quanh (Nga, Phổ và Áo) qua phân lãnh thổ năm 1795 và mất độc lập trong một thời gian dài trên một thế kỷ. Tuy nhiên, nước Ba Lan không mất mà vẫn tồn tại nhờ dân tộc Ba Lan có lòng yêu nước mãnh liệt và tinh thần kiên trì hy sinh tranh đấu để khôi phục độc lập của Ba Lan.
Sau Thế Chiến I, nước Ba Lan độc lập hồi sinh năm 1918. Nhưng đến năm 1939, hai cường quốc láng giềng (Đức và Liên Xô) lại xâm lăng nước Ba Lan để phân chia lãnh thổ của nước nầy. Dân tộc Ba Lan đã dũng cảm tiếp tục tranh đấu chống ngoại xâm và đã phải hy sinh rất nhiều cho độc lập tự chủ của nước nhà.
Sau Thế Chìến II, nước Ba Lan thâu hồi độc lấp và tồn tại đến ngày nay. Ba Lan là một thành viên của Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến tại Việt Nam từ năm 1954.
1. Nước Áo (Austria, Autriche)
Thành lập năm 996 từ lãnh địa Bavaria, một tiểu bang lớn của nước Cộng Hòa Liên Bang Đức ngày nay (có thủ phủ là thành phố Munich), nước Áo là một đế quốc hùng mạnh vào bực nhứt ở Âu châu đã giao chiến với Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte. Đế quốc Áo-Hung (Austro-Hungarian Empire) đặt dưới quyền cai trị lâu dài của Hoàng tộc Habsbourg.
Sau Thế Chiên I, đế quốc Áo-Hung tan rã và trở thành một nước Cộng Hòa (Austrian Republic) từ 1918 đến 1933. Năm 1938, Quốc trưởng của nước Đức Adolf Hitler, một người sanh tại nước Áo, sát nhập nước của mình vào nước Đức.
Sau Thế Chiến II, nước Áo tranh thủ độc lập năm 1955 và thành lập nền Đệ nhị Cộng Hòa.
Cả hai nước Đức và Áo đều nói tiếng Đức. Nhưng dân tộc Áo vẫn muốn có một nước nhỏ độc lập tự chủ tách rời khỏi nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, một nước lớn hùng mạnh.
1. Estonia, Latvia và Lithuania là ba nước rất nhỏ ở vùnh biển Baltic, giáp ranh với nước khổng lồ Nga.
Sau Thế Chiến I, Estonia, Latvia và Lithuania được độc lập đối với hai nước lớn Nga và Đức. Nhưng năm 1940, thi hành hiệp ước Molotov-Ribbentrop ký kết với nước Đức sau khi Thế Chiến II bùng nổ năm 1939, Liên Xô thôn tính ngay 3 nước láng giềng Estonia, Latvia và Lithuania. Mất độc lập, 3 nước nhỏ nầy bị sát nhập vào lãnh thổ Liên Xô từ năm 1940. Mãi đến năm 1991, sau sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên Xô, 3 nước Estonia, Latvia và Lithuania mới thâu hồi độc lập, gia nhập Liên Âu (European Union) và Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để được bảo vệ chống lại sự xâm lấn của nước Nga.
Kết luận
Các nước Ba Lan, Áo, Estonia, Latvia và Lithuania là những nước nhỏ thâu hồi được độc lập tự chủ nhờ lòng yêu nước và tinh thần kiên trì tranh đấu của nhân dân các nước nầy cho độc lập của quê hương xứ sở.
Nhân dân miền Nam Việt Nam cần phải noi theo gương sáng của nhân dân các nước nhỏ kể trên ở Âu châu để thâu hồi độc lập và tái lập chánh thể Cộng Hòa. Sau 42 năm thống trị bạo tàn và tham nhũng bóc lột của đảng Cộng Sản, đại bộ phận quần chúng nhân dân Việt Nam từ Nam chí Bắc đã nhận thấy chánh thể Cộng Hòa có nhiều ưu điểm hơn chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản. Vì vậy, nhân dân Việt Nam cần phải quyết tâm giải thề chế cộng sản để tránh khỏi đại họa Bắc thuộc lần thứ 5. Muốn ngăn chận âm mưu sát nhập nước Việt Nam vào Trung Quốc năm 2020, cần phải nhanh chóng thi hành Hiệp định Paris 1973. Đó là một giải pháp pháp lý khả thi trong hiện tình đất nước Việt Nam.
California, ngày 15-8-2017
Thẩm phán Phạm Đình Hung

Thân thế chiếc xích lô

Thân thế chiếc xích lô
Ai cũng biết xích lô là phương tiện giao thông có mặt ở các thành phố lớn của Việt Nam từ thời xa xưa. Nhưng người sáng chế ra nó cũng như loại phương tiện này xuất hiện khi nào thì không phải ai cũng biết.
“Thân thế”
Để rõ về lịch sử của xích lô, chúng tôi tìm gặp cụ Phan Tấn Giang, 84 tuổi, ngụ P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM. Cụ Giang sinh ra trong một gia đình nghèo có 3 đời đạp xích lô. “Ông nội tôi hành nghề xích lô từ những năm đầu xích lô xuất hiện tại Sài Gòn. Ông tôi kể lại, khi chở khách người Pháp, nhiều người hỏi: “Ông có biết ai đã sáng chế ra xích lô?”, ông nội trả lời không biết thì họ giải thích với vẻ đầy tự hào: “Người Pháp đấy”. Lúc đó không đủ tiền mua xe, ông phải thuê lại của một người khác, ngày nào thanh toán ngày đó. Đến đời cha tôi mới sắm được một chiếc nhưng cũng chỉ là xe cũ. Chiếc xe ấy, cha tôi đã tặng cho một vị khách đặc biệt đến từ Na Uy. Ông khách này đi xe của cha tôi suốt 3 năm trời. Khi cha tôi lâm bệnh, ông khách ấy có dịp trở lại Việt Nam và đến thăm. Cảm mến tấm lòng chân thật của khách, cha đã tặng cho ông ấy làm kỷ niệm”.
“Thân thế” của chiếc xích lô cũng khá rõ ràng trong Truyện xích lô của tác giả Nguyễn Lưu - NXB Thanh niên ấn hành năm 2003. Trang 328 cuốn sách này có viết: “Xích lô xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân miền Charente tên là Coupeaud, một người đam mê thể thao phát minh ra. Phải vất vả lắm ông mới thuyết phục Bộ Công chánh Pháp công nhận sáng chế và cấp phép lưu hành, sau khi đã tham khảo ý kiến của hai nhà vô địch Tour de France là Georges Speicher và Le Grèves. Nhưng nó lại không trở thành phương tiện giao thông ở Pháp mà thành phố đầu tiên được cấp phép sử dụng loại phương tiện này là Phnom Penh (Vương quốc Campuchia) - thuộc địa của Pháp lúc đó. Từ Phnom Penh, ông Coupeaud đã tổ chức một cuộc hành trình đến Sài Gòn bằng cách thuê hai người đạp xe xích lô này. Hai người thay phiên nhau đạp liên tục gần 200km chỉ mất 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939 Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô nhưng một năm sau, con số này đã tăng lên 200. Tháng 2-1941, tay anh chị khét tiếng Bảy Viễn cùng một người Pháp tên là Maurire lập Công ty Mauvien (ghép tên của hai người). Công ty này có 30 chiếc độc quyền khu vực Chợ Lớn…”.
Chiếc xích lô đã gắn liền với bao mảnh đời khốn khó, để lại ký ức đẹp khó phai mờ trong lòng những người lấy nó làm phương tiện mưu sinh cũng như người sử dụng phương tiện này để đi lại suốt quãng thời gian dài. Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển từng viết: “Chiếc xích lô gắn liền với những thăng trầm lịch sử, với con người Việt Nam”. Ông Nguyễn An Định, con trai của nhà yêu nước, luật sư Nguyễn An Ninh nhớ lại, thời ấy, những gia đình khá giả đều có xe thổ mộ. Tuy nhiên, xích lô vẫn là phương tiện công cộng chủ yếu. Hễ bước ra đường là có xích lô, cũng giống như xe ôm bây giờ.
Những tranh cãi
Với những tài liệu là vậy, nhưng nguồn gốc của chiếc xích lô hiện vẫn còn gây tranh cãi. Đến nay, người Nhật lẫn người Mỹ đều đưa ra bằng chứng khẳng định người của họ đã phát minh ra chiếc xích lô đầu tiên vào năm 1868. Nhiều tài liệu lưu lại trên thế giới cho rằng xích lô xuất hiện trong một bức tranh mang tên Les deux carrosses của Claude Gillot. Giai thoại khác cũng cho biết chiếc xe xích lô đầu tiên được chế vào năm 1869 bởi nhà truyền giáo người Mỹ Jonathan Scobie. Mục đích ông chế chiếc xe này là để đẩy người vợ bị bệnh dạo phố trong thời gian sống ở Nhật.
Nguồn gốc chiếc xích lô trên thế giới chưa rõ ràng nhưng tại Nhật, giới sử học đặc biệt quan tâm đến đề tài này bởi nhiều tài liệu đáng tin cậy chứng minh 3 người Nhật có tên là Izumi Yosuke, Suzuki Tokujiro và Takayama Kosuke đã sáng chế ra nó vào năm 1868. Anh Võ Quốc Hải, nghiên cứu sinh tại ĐH Tokyo cho biết ở các bảo tàng, thư viện lớn của Nhật đều có những chứng cứ rõ ràng về lịch sử chiếc xích lô. Người Nhật khẳng định, những năm 1800, phương tiện chuyên chở hàng hóa trên đường phố ngắn của Nhật hầu hết bằng ngựa. Phát minh chiếc xích lô có thể nói là một bước chuyển mình đột phá trong việc phát triển phương tiện vận tải hàng hóa của Nhật lúc bấy giờ. Nhưng mãi đến năm 1870, chính quyền Tokyo mới cấp phép cho những người nói trên được sản xuất và bán xe. Đến năm 1872, Tokyo có khoảng 40 chiếc xích lô hoạt động.
Xích lô là phương tiện chủ yếu một thời của các nước châu Á và một số nước châu Âu. Tuy nhiên, thịnh hành và tồn tại lâu nhất có thể nói đến tại Việt Nam. Ở Việt Nam, cấu tạo chiếc xích lô có khác so với một vài nước, đó là hành khách ngồi phía trước. Riêng ở Malaysia, người đạp và khách ngồi hai phía song song nhau. Đến nay tại Việt Nam, phương tiện giao thông phát triển với nhiều loại hình vận tải phục vụ cho đời sống công nghiệp hối hả. Xích lô cũng vì thế mà không còn thịnh hành, người bỏ nghề, số ít vào nghiệp đoàn chủ yếu phục vụ du khách nước ngoài có nhu cầu thưởng ngoạn Sài Gòn. Thế nhưng trong ký ức của người Sài Gòn xưa, hình ảnh chiếc xích lô vẫn không phai mờ. (Trần Tuy An).
Nguồn:Internet.
(nguồn ảnh : Internet và fb một người bạn )

















NHỮNG NGÔI MỘ LÍNH VNCH BỊ BỎ QUÊN

NHỮNG NGÔI MỘ LÍNH VNCH BỊ BỎ QUÊN
Xin giúp gửi chuyển tiếp để may ra có vài thân nhân của những người quá cố đọc được tên trên các mộ bia này.
Cảm ơn .
Nhân dịp tham quan Cổ Thành Quảng Trị, tôi ghé quán cơm ven QL1, cạnh mương thủy lợi, tôi có gặp đôi vợ chồng tốt bụng có một ước nguyện hợp đạo lý của người Việt Nam là quy tập hài cốt về với Gia Đình , Dòng Họ .
Bà tuy tuổi đã cao, lại đi chân giả, mà bà vẫn nhiệt tình chỉ cho tôi từng ngôi mộ hoang của Sĩ Quan, binh lính chế độ cũ. Vạch những đám cỏ dại, những bụi gai, bới những nấm đất (vì lâu năm những ngôi mộ bị đất bồi lấp gần hết) để thấy được bia mộ của những người đã nằm xuống. Là ở một Nghĩa Trang, những ngôi mộ này có tên, có tuổi, có số quân, nhưng không hiểu sao qua gần nửa thế kỉ mà không ai đón về, không ai hương khói, để những ngôi mộ phủ đầy gai. cỏ như rừng rậm vậy. Theo Ông Bà già tôi ghi được 36 ngôi mộ, ngôi thì sụp, ngôi thì bị bồi lấp gần hết, ngôi thì bia bị đổ bể lăn lóc hoặc mờ tịt không còn thấy chữ vì thời gian làm mờ đi hoặc bị đạn bắn, còn tất cả giống nhau ở chỗ cỏ và gai bao phủ kín mít.
Dưới đây là những ngôi mộ tôi ghi được (còn bao nhiêu mộ bị san bằng thì ….)
1_ Phan Gia Thinh
18-05…… Kỉ Sửu
Cha: Pham Khánh Hưng
2_ Môi Kim Trọng (60/ 207 956)
Sinh 07-03-1940
Phước Hòa- Tiên Phước- Quảng Tín
TT 05-07-1967
Cha: Môi Ha
Mẹ: Trần Thị Tửu
Vợ: Lưu Thị Nhẫn
Con: Môi Kim Tân
3_ Lê Đình Chữ
1934- 1967 ( Sinh Mùi- chết Mùi)
Kim….. Xuân- Cam Lộ Quảng Trị
Vợ: Nguyễn thị Phương
4_ Ngô Văn Minh
28-12 năm Kỷ Mão
Đản Duệ- Vĩnh Linh- Quảng Tri
28-11- Ất Tỵ
Me: Nguyễn Thị Nghĩa
5_ BDQ Phạm Văn Long- 1939
Long Thanh- Chơn Thành Long An
TT 1-1-1962
6_ Lê Công Tuyên- 1951
Thạch Đàn- Lệ Thủy- Quảng Bình
5-2- Mậu Thân
7_ 1968 Nguyễn Trang
TT 5-5-1968
Nguyên Quán Thôn Thanh Suôi
8_Dương C. Sữa
19-02-1944
Thương Văn- Hương Hóa- Quảng Trị
Tử: 02-05- 1969
Vợ: Võ Thị Huế
Con: Dương Công Tuấn
9_Lê Văn Nỗ
29-03-1948
An Nhơn- Gò Vấp- Gia Định
Cha: Lê Văn Tam
Mẹ: Nguyễn Thị Cúc
5-8-1968_ Quảng Trị
10_ Họa Sĩ Phan ( Phạm) Sơn
Số Quân:70/ ……
Sinh ngày :….
Tử trận: 27-07-1969
(12-6-Kỉ Dậu)
Tai HT Fre Base Davis
11_ Đinh Văn Hảo
Tử Trận: 30-09-1969
12_ Nguyễn Pho (Phô)
SQ: 57/216504
Tử Trận: 01-02-1968
Nguyên Quán: Đại Lộc Quảng Nam
Tiểu Đoàn 2/1 _ Đại Đội 1/2
13_ B1 Cao Văn Thời
Sinh: 1944 Phú Nhuận_ Sài Gòn
Con Ộng: Cao Văn Vinh
Bà : Phạm Thị Mười
TT: 01-02-1968 tai Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2/1
14_ Nguyễn Văn Vào
BSQD – SQ 64/103267
Tai: Mỹ T…….
15_ Phạm Văn Hải
65/175503
Sinh 1945_ Long An
Cha: Pham Quế
Mẹ: Nguyễn Thị Ngọt
TT: 28-02-1968- Quảng Trị
16_ Thiếu Úy Lê Khắc Minh
66/139428
23-9-1946 tai Thanh Cẩm- Hương Yên
Tiểu Đoàn: 2/2
TT12-02-1968
17_ Hạ Sĩ Hồ văn Quân
64/208306
Sinh tại: Phú An- Mộ Đức – Quảng Ngãi
TT: 04-02-1968
Tiểu Đoàn 2/2 PL
18_ Hạ Sĩ QD Nguyễn Văn Bông
56/804583
Bình Phước- Biên Hòa
TT: 10-02-1968
Tiểu Đoàn 2/2 PL
19_ Hạ Sĩ QD Lê Văn Thành
57/000304
Cai Lậy- Đinh Tường
TT04/02/1968
TĐ 2/2 L
20_ Hạ Sĩ QD Lương H. Cường
Tiểu Đoàn: 2/1
TT: 01-02-1968
21_ Phạm Văn Đủ
BSQD – SQ: 68/8…1101
Sinh: 15-08-1947 ( Công Giáo)
TT 04-02-1968
Tiểu Đoàn:2/1 Đại Đội 3 Phong Lập
22_ Nguyễn Văn Chiến
01-01-1942_ Cần Thơ
TT 1-2-1968
Me: Nguyễn Thị Hải lập mộ
23_ Nguyễn Văn Chiến
SQ: 62/100192
Nguyên Quán: Đường Trần Quang Khải- Sài Gòn
Tiểu Đoàn: 2/1_ đại đội 1/2
24_Thiếu Tá Võ Văn Thừa_ Phật Giáo
Sinh: 4-12-1939
Tai: Kiến Hòa
Tử Trận 1-2-1968(3-1- AL )
anh Nguyễn Văn Tá lập Mộ
25_ BSQD Dương Cần
Sinh 1945
SQ: 65/208574
Nguyên quán Sơn Trà- Sơn Tịnh- Quảng Ngãi
TT 5-2-1968
Con Ông: Dương Câu
Bà: Nguyễn Thị Đào
Tiểu Đoàn: 1/2
26_ BSQD Trương Văn Dũng
SQ 66A/ 115830
Sinh:1946 Quán Thuận Hòa- Tỉnh Sóc Trăng
TT 5-2-1968
Cha: Trương Cam Thân
Mẹ: Nguyễn Thị Lan
Vợ: Trần Thị Đúp
27_BSQD Nguyễn Văn Thông
65/ 000207
Mỹ- An- Hưng Sa Đéc- Long An
TT 31-01-1968
Cha: Nguyễn Thu
Mẹ: Lương T. Hai
Vợ: Trần Thị Tuyết Nguyên
28_Nguyễn Văn Lý
Sinh: 1942
Thốt Nốt- An Giang- Nam Phần
TT: 27-1-1968
Vợ: Võ Thị Điền lập mộ
29_ Dương Quang Phương
25-10-1940
Tiên Phước- QN
TT 27-2-Đinh Mùi
Vợ: Nguyễn Thị Chúng
Con: Dương Quang Phước
30_Hạ Sĩ Nguyễn Ngoc S….
Tiểu Đoàn 2 ( Nhảy dù)
TT 2-1-1968
KBC4
Con Bà:…. Thị Trẻ
Quận Điện Bàn_ Quảng Nam_ Phụng Lập
31_ BSQDDo964 Ngọc But
31-1-1968
Hòa An- CL- Khánh Hòa
32_ 1970 Lập mộ
Nguyễn Văn Đại
3-1-1968
Vợ: Hồ Thị Tẽo
33_ Vô Danh
64/248494
24-2-19….
Hải Phòng
Cha: Nguyễn S Tin
Mẹ: Lý Thị Cần
TT 19-2-1968
34_ Nguyễn………. ang
SQ:62/165276
Sinh 1942- Gò Công
TT: 19-2-1968
Cha: Nguyễn Văn Va
Me: Phan Thị Sự
35_ Trần Văn Lân
SQ: 64/201208
1-4-1968
Chánh Quán Hòa Lộc_ Hương Mỹ_ Vĩnh Bình
36_ Giang Binh Lai
62/804467
NQ Bình Tha - Bình Dương
Tiểu Đoàn 2/1
Đại Đội: 1/2
Ghi chú: những chữ ghi thiếu ( …..) là một số bia mộ bị mờ hoặc bị đạn bắn nên không thấy rõ chữ.
Từ hôm tôi rời Quảng Trị đến nay đã nửa tháng, hai Ông Bà Già có gọi điện hỏi thăm là tôi đã đăng tin này lên mạng chưa?!!!
Tôi có cảm tưởng rằng Ông Bà hiểu lắm nỗi lòng của những người lính đang nằm đó, dưới những lùm cỏ, trong bụi gai, không một nén hương mong mỏi lắm được trở về nhà, bên người thân, bạn bè và đồng đội…
Qua đây, tôi mong rằng những nhà hảo Tâm, bạn bè, đồng đội cũ, hoặc may mắn hơn là gặp được chính người thân của những người lính kia đã nằm xuống đọc được tin này để sớm đưa những người đã một thời hy sinh và nằm xuống kia sớm có một nơi an nghỉ ấm cúng hơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ: +841699814857 +841699814857
(Nguyễn Sơn Hải) để được hướng dẫn
Pham Xen 

CÂY XĂNG HOÀN TOÀN TỰ ĐỘNG THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA

CÂY XĂNG HOÀN TOÀN TỰ ĐỘNG THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA
Mục đích của những hình ảnh này là để các bạn trẻ và những người miền Bắc, chưa biết những gì về những sinh hoạt hàng ngày của người dân miền Nam, nên xem để biết và tự tìm ra câu trả lời cho chính mình đúng mức đừng để bị tuyên truyền. Quí vị có thể so sánh bản chất thật của 2 xã hội: Tự Do và Cộng Sản khác biệt như thế nào?
Đây là những hình ảnh gần như không bao giờ thấy được ở Việt Nam ngày hôm nay. Trước năm 1975, các cây xăng ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn tự động, người tiêu thụ tự động bơm xăng bao nhiêu tùy thích, rồi bước vào nơi thu ngân trả tiền, tại nơi thu ngân sẽ có có con số liter mà người tiêu thụ đã bơm vào xe của mình, con số giống như ngoài cây xăng đã ghi nhận, công việc rất nhẹ nhàng và không bị các chủ cây xăng gian lận.
Một cây xăng thời tiên tiến bây giờ của Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều phải cần đến 2 người bơm xăng cho một xe, người thứ nhất bơm còn người thứ hai dùng để gian lận người tiêu thụ. Một đất nước mà đâu đâu cũng thấy toàn dối trá và lừa gạt đồng bào. Một xã hội gian dối từ thượng tầng xuống tới hạ tầng, đạo đức băng hoại con người đấu đá tranh giành với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Văn hóa xuống cấp trầm trọng...Người dân miền Nam nói ngày 30.4.1975 là ngày "giải phóng cái THIỆN để cái ÁC lên ngôi"
Fb Lê Kim Anh
Ảnh 1 : Người phụ nữ tự đổ xăng
Ảnh 2 : Cây xăng Esso cạnh ngã tư Phú Nhuận , 1965
Ảnh 3 :Cây xăng Caltex góc Võ Tánh - Cách Mạng 1-11, 1967.
Ảnh 4: cây xăng Shell ở góc đường Hồng Thập Tự- Pasteur , 1968.



Bộ Lịch sử Việt Nam CS tái bản lần thứ nhất đã đưa ra những quan điểm tiến bộ, trong đó từ bỏ cách gọi chính quyền Việt Nam cộng hòa là ngụy quân, ngụy quyềnc.

Bộ Lịch sử Việt Nam CS tái bản lần thứ nhất đã đưa ra những quan điểm tiến bộ, trong đó từ bỏ cách gọi chính quyền Việt Nam cộng hòa là ngụy quân, ngụy quyềnc.
. Cách gọi chính quyền này là “ngụy” rõ ràng mang tính biểu cảm, miệt thị, vẫn còn hơi hướng của đấu tranh quan điểm.
Chính quyền Việt Nam cộng hòa có tham gia Liên Hiệp Quốc, tham gia các cuộc đàm phán Paris. Chúng ta phải thừa nhận có một thực thể chính quyền tồn tại như vậy.
Thời kỳ Việt Nam cộng hòa cũng rất có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Có những người lính Việt Nam cộng hòa đã chết vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước, chúng ta phải viết chứ không thể né tránh.

Tàu coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, không bao giờ muốn VN lớn mạnh và chỉ đạo "đóng kịch" trong quan hệ với VN

Lãnh tụ Tàu coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, không bao giờ muốn VN lớn mạnh và chỉ đạo "đóng kịch" trong quan hệ với VN
BLA: Báo điện tử Một Thế Giới hiện (8/2014) đang đăng loạt bài về "lãnh tụ vĩ đại" ngày nào của đảng cộng sản Tàu - Mao Trạch Đông. Qua đó, chỉ một từ "khủng khiếp" là đủ để tóm tắt về chân dung con người này. Điều đáng chú ý trong bài "Từ văn kiện tuyệt mật chống VN đến 600 ngày tăm tối của Mao", có nội dung cho biết là hóa ra ngay từ năm 1973, Việt Nam (hay chính xác hơn là lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam) đã biết rõ quan điểm của Mao lãnh tụ đối với Việt Nam. Đó là Trung Quốc xem Việt Nam là mối "hận thù dân tộc hàng nghìn năm" và "Ta (TQ) phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta".
Dưới đây là một đoạn trích trong bài báo nói trên.
(Ảnh: Mao Trạch Đông)
Trước ngày “bùng nổ Hoàng Sa” (BLA: huy động hải quân chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974), Quân ủy trung ương của Mao soạn thảo một văn kiện tuyệt mật về chống phá Việt Nam, lưu hành nội bộ. Văn kiện này bị tiết lộ bởi gián điệp Trung Quốc Lê Xuân Thành (người Quảng Đông, được Bắc Kinh tung vào Việt Nam hoạt động và bị bắt tại Quảng Bình ngày 30.3.1973).
Văn kiện có đoạn:
“Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…”
(Theo văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN: “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” công bố 4.10.1979 - Phần thứ tư).
Chúng ta biết rằng đối với đảng cộng sản như Trung Quốc, thì lời của lãnh tụ là tối cao, thậm chí có ý nghĩa định hướng, soi lối chỉ đường cho thế hệ mai sau. Nên có thể khẳng định ý kiến chỉ đạo trên của Mao Trạch Đông chắc chắn được tôn trọng và thực hiện. Với những gì đang diễn ra trong những năm gần đây, có thể khẳng định chỉ đạo của Mao vẫn đang được lãnh đạo Trung Quốc thực hiện đúng.
Thế là rõ mặt "bạn vàng 4 tốt" nhé!