Nữ nghệ sĩ tiền phong Năm Sadec
Trong số những nghệ sĩ tiền phong nổi danh cuối thập niên 20 và trong hai thập niên 30, 40, nữ nghệ sĩ tiền phong Năm Sadec là một nghệ sĩ thiên tài, bà nổi danh về nhiều bộ môn trong lãnh vực nghệ thuật sân khấu như Hát bội, hát cải lương tuồng Tàu, cải lương tuồng xã hội, diễn kịch nói, diễn viên truyền hình và đóng phim ảnh
Mỗi loại hình nghệ thuật có một lối ca, hát, biểu diễn khác nhau, có khi hoàn toàn đối nghịch với nhau, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có học nghề một cách thấu đáo, tinh vi thì khi biểu diễn mới không lẫn lộn.Ví dụ nghệ thuật hát bội chú trọng tả ý, dùng động tác tượng trưng để diễn tả ý của câu chuyện, của tâm lý nhơn vật. Lời hát theo điệu nói lối, văn biền ngẩu , câu văn đối xứng với nhau nên diễn viên cũng nói lối theo từng vế của câu văn. Lối hát khách, hát tẩu mã cũng đòi hỏi người diễn viên hát bội vận dụng giọng nói thật lớn, như thét như gào. Vì vậy nghệ sĩ hát bội thường bị bể tiếng, tiếng nói nghe khào khào.Trái lại nghệ thuật diễn kịch thì chú trọng tả thực, từ dáng đi điệu đứng, nét mặt nụ cười đều giống như thực tế xảy ra ở ngoài đời. Đã có rất nhiều diễn viên cải lương khi diễn kịch thì cách phát âm một câu nói trong kịch vẫn còn pha giọng nói theo hơi đờn như khi anh hát cải lương. Thói quen nói giọng theo giây đờn không dễ gì bỏ được nên không phải nghệ sĩ cải lương nào cũng có thể thành công dễ dàng khi chuyễn qua diễn kịch nói.Nữ nghệ sĩ tiền phong Năm Sadec đã thành công một cách xuất sắc trong tất cả các loại hình nghệ thuật vừa kể. Khi bà hát bội, bà có nghệ danh Năm Nhỏ. Nghệ sĩ Năm Nhỏ từng là đào chánh của gánh hát bầu Thiềng năm 1925. Khi bà Năm Nhỏ sang hát bội cho gánh hát Phước Tường của bà Bầu Ba Ngoạn,nghệ sĩ Năm Nhỏ từng đóng tuồng cặp với các kép hát mặt trắng, nổi danh như kép Hai Thắng, túc là thân phụ của kép hát tài danh Minh Tơ và là ông nội của nghệ sĩ Hát tuồng cổ Thanh Tòng.Bà Năm Nhỏ khi chuyển sang hát cải lương năm 1934, bà đổi nghệ danh là Năm Sadec.Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm Mậu Thân 1907, tại làng Tân Đông, huyện Nha Mân, tỉnh Sadec. Thân sinh là ông Nguyễn Duy Tam, ông lập gánh hát bội nên được gọi là Bầu Tam. Hồi xưa có cô đào hát tên là Kim Chung, hát bội rất hay. Ông Bầu Tam muốn con gái của mình cũng hát hay như cô đào Kim Chung nên mới lấy tên của cô đào đó mà đặt cho con.Thuở nhỏ bà Năm theo cha mẹ học nghề hát bội, đến năm 18 tuổi bà Năm làm đào chánh cho gánh hát Bầu Thiềng. Bà Năm Nhỏ nỗi danh qua các vai Đào Tam Xuân trong tuồng Đào Tam Xuân báo phu cừu, vai Lữ Phụng Tiên tuồng Phụng Nghi Đình, vai Hồ Nguyệt Cô, tuồng Tiết Giao Đoạt Ngọc, …Trước năm 1975, Nguyẽn Phương thường đến nhà ông Vương Hồng Sển chồng của bà Năm Sadec ở số 5 đường Nguyễn Thiện Thuật, quận Bình Thạnh tỉnh Gia Định để mời Bà Năm Sadec thủ diễn một vai kịch trong Ban Phương Nam Đài Truyền Hình hoặc mời bà hát trong tuồng Đoạn Tuyệt của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga.Lúc đó ông Vương Hồng Sển có cho mượn, dĩa hát 78 tours ghi âm hát bội của bà Năm Sadec để tôi sang cassette. Khi đi định cư ở Canada, tôi mang theo nhiều tư liệu, trong đó có cassette giọng hát của bà Năm Sadec.Nghe bà Năm Nhỏ tức bà Năm Sadec hát một lớp lối Ai tuồng Tiết Giao Đoạt Ngọc, bà Năm trong vai Hồ Nguyệt Cô. Giọng hát bội của bà Năm Sadec được hãng dĩa BéKa thu thanh lúc bà còn trẻ.Hoăc65 nghe giọng hát của bà Năm Sadec trong vai bà Phán, mẹ chồng của cô giáo Loan tuồng Đoạn Tuyệt, hát trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga. Việt Hùng trong vai Thân, anh chồng khờ, nữ nghệ sĩ Thanh Nga trong vai Loan, nữ nghệ sĩ Ngọc Nuôi trong vai Bích, em chồng và bà Năm Sadec trong vai Bà Phán, bà mẹ chồng nghiệt ngã. Cassette nầy do hãng Continental thu năm 1965.Nnghe hai đoạn minh họa giọng hát của bà Năm Sadec, với hai loại hình nghệ thuật khác nhau, bà hát phân biệt rõ ràng hai thể loại, đó không phải là một chuyện dễ dàng trong giới nghệ sĩ sân khấu.Từ năm 1925 đến năm 1934, Bà Năm Sadec đi hát cho các gánh hát bội của bầu Thiềng, gánh Phước Tường, Phước Xương, Bầu Bòn…Khi hát bội thì được giới mộ điệu tặng cho danh hiệu là một trong ngũ châu của ngành nghệ thuật hát bội. Năm viên ngọc qúy của ngành hát bội đó là các nữ nghệ sĩ Năm Nhỏ (bà Năm Nhỏ là dâu của bà bầu Ba Ngoạn) các bà Năm Đồ, Cao Long Ngà, Năm Sadec và Ba Út.Quá trình nghệ thuật Bà Năm Sadec nổi danh qua các vai tuồng Ngũ Biến Báo Phu Cừu, Đào Tam Xuân, Lữ Phụng Tiên, Địch Thanh, Triệu Tử Long, Hồ Nguyệt Cô, Phàn Lê Huê, Địch Thiên Kim….Từ năm 1934, Bà Năm chuyển qua hát cải lương, đổi nghệ danh là Năm Sadec. Bà hát cho các gánh hát Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Song Phụng, Phụng Hảo.Bà hát tuồng cải lương xã hội, tuồng Tàu, nổi tiếng qua các vai Lữ Phụng Tiên, Địch Thanh, Manh Phu Nhơn, Đổng Trác. Khi bà Phùng Há hát vai Lữ Bố thì bà Năm Sadec hát vai Đổng Trác.Có thể nói vai Đỗng Trác phía nam diễn viên thì nghệ sĩ Năm Định hát rất xuất sắc. Đến khi bà Năm Sadec thủ vai Đỗng Trác, chẳng những bà diễn được những miếng, mãn hay như nghệ sĩ Năm Định, bà Năm Sadec còn làm cho khán giả cười vở bụng vì lối diễn lẵng của bà trong lớp nhập trướng với Điêu Thuyền.Đầu thập niên 60, khi ngành kịch nói bắt đầu hoạt động mạnh ở Saigon thông qua những suất diễn kịch ngắn, kịch truyền thanh, bà Năm Sadec được mời tham gia Ban Kịch Kim Cương, Ban Kịch Thẩm Thúy Hằng diễn kịch tại các đại nhạc hội chúa nhựt. Bà cũng hát cải lương đoàn Thanh Minh Thanh Nga mà vai tuồng để đời của bà là vai bà Phán trong tuồng Đoạn Tuyệt.Từ năm 1966, 1967, Bà Năm Sadec được các Ban Kịch Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Ban kịch Sống Túy Hồng, Ban kịch Phương Nam Nguyễn Phương mời thủ diễn các vai bà tư sản, hội đồng hoặc các bà nông dân chất phác trên Đài Truyền Hình Saigon. Bà cũng là diễn viên được ưa chuộng trong chương trình Thép Súng của Đài Phát Thanh và Truyền Hình Quân Đội.Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bà bị không cho đăng ký hành nghề vì tội đã diễn kịch trong chương trình Thép Súng của Đài Truyền Hình Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.Năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cỡi trói cho văn nghệ sĩ, bà Năm Sadec được mời đóng vai các bà nông dâng trong phim “Phù Sa”, phim “Nơi bình minh chim hót”, phim “Con thú tật nguyền” và phim “Cho đến bao giờ” tại Sadec, Nha Mân vÀ Đồng Tháp Mười.Hai ngày sau khi quay xong phim ở Đồng Tháp Mười, bà về đến nhà, ngã bịnh mất vào ngày 26 tháng giêng năm 1988.Di thể của Bà không được quàn ở Hội Nghệ Sĩ, không được an táng trong Nghĩa Trang Nghệ Sĩ và nghệ sĩ cải lương và hát bội cũng không được thông báo để viếng bà lấn chót. Ông Vương Hồng Sển đưa linh cữu của bà về an táng tại huyện Nha Mân, quê hương của bà.
tancogiaoduyen (Theo SG Nguyễn Phương - DACTD
Má Bẩy Phùng Há
Theo chân đòan làm phim: Chân dung NSND Phùng Há
02.04.2008 08:08
NS Phùng Há, chụp vào rằm tháng giêng 2008. Hình: ngocanh
Mừng sinh nhật lần thứ 98 của NSND Phùng Há, MC Thanh Bạch đã thực hiện bộ phim chân dung về bà do chính anh là tác giả kịch bản và đạo diễn. Bộ phim được thực hiện khá công phu về quảng đời nghệ thuật của NSND Phùng Há và những kỷ niệm trong đời làm diễn viên của bà qua hình ảnh, tư liệu quý mà các nghệ sĩ là học trò của bà cung cấp.
Theo chân đòan làm phim, chúng tôi đến thăm NSND Phùng Há tại một gian nhà nhỏ nằm trong khuôn viên chùa NS (Gò Vấp). Ngồi tựa lưng vào ghế salon, lão nghệ sĩ giản dị trong bộ bà ba màu nhạt, cổ quàng một chiếc khăn tía, bà vào câu chuyện mạch lạc, chậm rãi. Bà sinh năm Đinh Hợi tại vùng đất Mỹ Tho trù phú. Cha là một đại thương gia người hoa, mẹ là phụ nữ lớn lên tại Mỹ Tho . Mẹ của bà sống gần bên lò gạch của cha bà. Thế là “công tử đại gia thương yêu cô thôn nữ” nên bà sinh ra đời mang trong người hai dòng máu Hoa – Việt với cái tên Trương Phụng Hảo. Bà kể: “Cha tôi sống hiền lành, gia đình hạnh phúc không bao lâu thì ông bệnh năng và qua đời. Lúc đó tôi mới 5 tuổi. Theo phong tục Trung Hoa, cả nhà tôi phải về Hạc Sơn (Quảng Đông – Trung Quốc) để sống với bên nội. Mấy anh chị em phải học tiếng Hoa, do đó tôi thuộc cả quyển Tam Tự Kinh nhưng “dốt đặc” chuyện viết chữ tàu. Năm 11 tuổi bà ngọai tôi bị mù mắt nên tôi phải theo mẹ về Việt Nam. Lúc đó bên nội không bằng lòng, mấy anh tôi có vẻ không ủng hộ mẹ. Chỉ có tôi sẵn sàng theo mẹ, có lẽ vì vậy mà tôi không còn được bên nội thương. Về quê ngọai tôi được học chữ quốc ngữ. Thấy mẹ ốm đau mà vẫn phải làm lụn để nuôi con, tôi càng muốn giúp mẹ bằng cách đi bán bánh, đi xúc tép, bắt cua …cơ cực đến độ phải bán nhà mới đủ tiền chữa bệnh. Dì Tư em kế của mẹ tôi dắt tôi đi in gạch. Thế là nhờ biết ca mà tôi được người ta thương , in và bưng dùm những thiên gạch nặng hàng trăm viên. Tưởng câu chuyện hát hò chỉ để giúp vui mấy cô, mấy chú trong lò gạch , ai dè tới tai thân sinh của ông Hai Giỏi, ông vào tận nhà xin mà cho tôi theo nghề hát. Điều tôi muốn nói trong hai đêm từ thiện chính là lòng biết ơn đối với khán giả đã thương yêu và quan tâm đến tôi cũng như các thế hệ NS trong mấy mươi năm qua. Tôi cũng biết ơn hòan cảnh đã kiến tạo cho mình lòng tin để bước vào nghề hát”.Nhắc tới nghệ sĩ cùng thời, bà nhớ ngày mới đi hát , vì học rất ít nên so với anh em trong đòan bà chẳng bằng ai. Nhưng được cái sáng dạ nên bà được bầu giao đóng vai chính. Năm 1923 đi chợ mỗi ngày mất có mấy xu mà một đêm bà hát được 8 cắc (10 xu là một cắc). Bà vừa học tuồng vừa học chữ. Còn nghề thì được NSND Năm Châu và mấy anh chị trong đòan dạy. Bà nhớ nhất vai Thúy Kiều, Điêu Thuyền rồi đến vai vợ của Hòang Phi Hổ …bà nói mình chịu ảnh hưởng của NSND Năm Châu. Bà cười: “Ảnh chỉ vẽ cho tôi nhiều đường sáng tạo. Sau này có anh hai Trần Văn Khê, một người uyên bác về học thuật, một “con mọt” âm nhạc có ít cho xã hội. Tôi, Kim Cương và anh có kỷ niệm hát trích đọan Phụng Nghi Đình tại Đức (19640 . Tôi đóng Lữ Bố, Kim Cương đóng Điêu Thuyền, anh Hai phân tích bằng tiếng nước ngòai về nét đẹp của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Tuy là tuồng Tàu nhưng đường nét, kỷ thuật, cách ca diễn rất Việt Nam. Năm đó có đòan Đài Loan tham dự Hội nghị cũng mang theo Phụng Nghi Đình, nhưng khi chúng tôi diễn ai cũng khen. Khen nhất là cách sáng tạo để lấy cái hay của mình làm phong phú thêm vốn liếng tinh hoa của nhân lọai. Năm ngóai, trong lễ mừng thọ 97 tuổi của tôi tổ chức tại chùa NS, cuộc hội ngộ của 3 chúng tôi thật là ấm lòng”.NSND Đinh Bằng Phi tâm sự: “Không phải chỉ có dân ghiền cải lương mới biết đến bà, một ngôi sao sân khấu tỏa sáng từ nhiều thập niên của thế kỷ XX. Bà không chỉ là người thầy truyền nghề, là tấm gương sáng của nhiều thế hệ nghệ sỹ, mà bà còn là người mẹ, người cô đã lo lắng, dìu dắt các đồng nghiệp trẻ suốt 50 năm qua”.Còn riêng với bà, khi nói với đòan làm phim, bà đã nhấn mạnh: “Tôi chỉ nhắn nhũ với các em phải trau dồi kiến thức để làm đẹp cho nghề. Bây giờ công chúng được tiếp xúc với nhiều phương tiện giải trí hiện đại, nghề hát cứ ăn mòn những cái có sẳn mấy chục năm qua thì sẽ tuột hậu. Còn quá khứ vinh quang rồi cũng thành kỷ niệm, có nhắc lại cũng để mua vui vài trống canh cho người xem hòai niệm về mình. Tôi thích nhất là được xem một buổi tập hợp có tất cả những học trò thân thương của mình, từ Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Út Bạch Lan, Diệp Lang,…đến Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long, Thọai Mỹ, Vũ Luân, Tú Sương…để qua đó có thể vui mừng vì em cháu đã biết chắc lọc sáng tạo, vun vén cho nghề cái mới. Tôi nhớ Thanh Nga quá…người học trò cưng nhất bên cạnh Bạch Tuyết. Tôi chỉ có một câu tôi chưa nói với ai: nghệ sĩ mình tự ái với nhau nhiều quá, nên dành lòng tự ái đó cho vai diễn. Hồi đó diễn với anh Năm Châu theo xu hướng sân khấu thật và đẹp, đêm nào lỡ bộ một chút là hai anh em thức trắng vì ân hận. Tự ái ở đây là vai diễn sau phải hay hơn vai diễn trước. Chứ quần này áo nọ, dây chuyền vàng, xe hoa…tất cả đều là phù phiếm. Nghề hát phải biết tích đức, cứ chạy theo tích hào quang rồi có lúc cũng lui vào quên lãng”.Đòan làm phim của MC Thanh Bạch ai cũng phấn khởi, bởi vì khi thấy máy quay hình và chiếu sáng, bà muốn vun tay, múa bộ, muốn đi vào đường quyền để nhớ đến vai An Lộc Sơn. Cũng may MC Thanh Bạch ngăn lại, cắt ánh sáng và đóng máy quay, nếu không ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Tất cả đều thầm mong bà sẽ giữ được sức khỏe để con cháu các thế hệ nghệ sĩ có điều kiện mừng thọ bà ở tuổi 100. Vâng chỉ còn hai mùa xuân nữa là bà đã tròn 100 tuổi…Thanh Hiệp
ngocanh (Theo Báo sân khấu)
Trong số những nghệ sĩ tiền phong nổi danh cuối thập niên 20 và trong hai thập niên 30, 40, nữ nghệ sĩ tiền phong Năm Sadec là một nghệ sĩ thiên tài, bà nổi danh về nhiều bộ môn trong lãnh vực nghệ thuật sân khấu như Hát bội, hát cải lương tuồng Tàu, cải lương tuồng xã hội, diễn kịch nói, diễn viên truyền hình và đóng phim ảnh
Mỗi loại hình nghệ thuật có một lối ca, hát, biểu diễn khác nhau, có khi hoàn toàn đối nghịch với nhau, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có học nghề một cách thấu đáo, tinh vi thì khi biểu diễn mới không lẫn lộn.Ví dụ nghệ thuật hát bội chú trọng tả ý, dùng động tác tượng trưng để diễn tả ý của câu chuyện, của tâm lý nhơn vật. Lời hát theo điệu nói lối, văn biền ngẩu , câu văn đối xứng với nhau nên diễn viên cũng nói lối theo từng vế của câu văn. Lối hát khách, hát tẩu mã cũng đòi hỏi người diễn viên hát bội vận dụng giọng nói thật lớn, như thét như gào. Vì vậy nghệ sĩ hát bội thường bị bể tiếng, tiếng nói nghe khào khào.Trái lại nghệ thuật diễn kịch thì chú trọng tả thực, từ dáng đi điệu đứng, nét mặt nụ cười đều giống như thực tế xảy ra ở ngoài đời. Đã có rất nhiều diễn viên cải lương khi diễn kịch thì cách phát âm một câu nói trong kịch vẫn còn pha giọng nói theo hơi đờn như khi anh hát cải lương. Thói quen nói giọng theo giây đờn không dễ gì bỏ được nên không phải nghệ sĩ cải lương nào cũng có thể thành công dễ dàng khi chuyễn qua diễn kịch nói.Nữ nghệ sĩ tiền phong Năm Sadec đã thành công một cách xuất sắc trong tất cả các loại hình nghệ thuật vừa kể. Khi bà hát bội, bà có nghệ danh Năm Nhỏ. Nghệ sĩ Năm Nhỏ từng là đào chánh của gánh hát bầu Thiềng năm 1925. Khi bà Năm Nhỏ sang hát bội cho gánh hát Phước Tường của bà Bầu Ba Ngoạn,nghệ sĩ Năm Nhỏ từng đóng tuồng cặp với các kép hát mặt trắng, nổi danh như kép Hai Thắng, túc là thân phụ của kép hát tài danh Minh Tơ và là ông nội của nghệ sĩ Hát tuồng cổ Thanh Tòng.Bà Năm Nhỏ khi chuyển sang hát cải lương năm 1934, bà đổi nghệ danh là Năm Sadec.Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm Mậu Thân 1907, tại làng Tân Đông, huyện Nha Mân, tỉnh Sadec. Thân sinh là ông Nguyễn Duy Tam, ông lập gánh hát bội nên được gọi là Bầu Tam. Hồi xưa có cô đào hát tên là Kim Chung, hát bội rất hay. Ông Bầu Tam muốn con gái của mình cũng hát hay như cô đào Kim Chung nên mới lấy tên của cô đào đó mà đặt cho con.Thuở nhỏ bà Năm theo cha mẹ học nghề hát bội, đến năm 18 tuổi bà Năm làm đào chánh cho gánh hát Bầu Thiềng. Bà Năm Nhỏ nỗi danh qua các vai Đào Tam Xuân trong tuồng Đào Tam Xuân báo phu cừu, vai Lữ Phụng Tiên tuồng Phụng Nghi Đình, vai Hồ Nguyệt Cô, tuồng Tiết Giao Đoạt Ngọc, …Trước năm 1975, Nguyẽn Phương thường đến nhà ông Vương Hồng Sển chồng của bà Năm Sadec ở số 5 đường Nguyễn Thiện Thuật, quận Bình Thạnh tỉnh Gia Định để mời Bà Năm Sadec thủ diễn một vai kịch trong Ban Phương Nam Đài Truyền Hình hoặc mời bà hát trong tuồng Đoạn Tuyệt của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga.Lúc đó ông Vương Hồng Sển có cho mượn, dĩa hát 78 tours ghi âm hát bội của bà Năm Sadec để tôi sang cassette. Khi đi định cư ở Canada, tôi mang theo nhiều tư liệu, trong đó có cassette giọng hát của bà Năm Sadec.Nghe bà Năm Nhỏ tức bà Năm Sadec hát một lớp lối Ai tuồng Tiết Giao Đoạt Ngọc, bà Năm trong vai Hồ Nguyệt Cô. Giọng hát bội của bà Năm Sadec được hãng dĩa BéKa thu thanh lúc bà còn trẻ.Hoăc65 nghe giọng hát của bà Năm Sadec trong vai bà Phán, mẹ chồng của cô giáo Loan tuồng Đoạn Tuyệt, hát trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga. Việt Hùng trong vai Thân, anh chồng khờ, nữ nghệ sĩ Thanh Nga trong vai Loan, nữ nghệ sĩ Ngọc Nuôi trong vai Bích, em chồng và bà Năm Sadec trong vai Bà Phán, bà mẹ chồng nghiệt ngã. Cassette nầy do hãng Continental thu năm 1965.Nnghe hai đoạn minh họa giọng hát của bà Năm Sadec, với hai loại hình nghệ thuật khác nhau, bà hát phân biệt rõ ràng hai thể loại, đó không phải là một chuyện dễ dàng trong giới nghệ sĩ sân khấu.Từ năm 1925 đến năm 1934, Bà Năm Sadec đi hát cho các gánh hát bội của bầu Thiềng, gánh Phước Tường, Phước Xương, Bầu Bòn…Khi hát bội thì được giới mộ điệu tặng cho danh hiệu là một trong ngũ châu của ngành nghệ thuật hát bội. Năm viên ngọc qúy của ngành hát bội đó là các nữ nghệ sĩ Năm Nhỏ (bà Năm Nhỏ là dâu của bà bầu Ba Ngoạn) các bà Năm Đồ, Cao Long Ngà, Năm Sadec và Ba Út.Quá trình nghệ thuật Bà Năm Sadec nổi danh qua các vai tuồng Ngũ Biến Báo Phu Cừu, Đào Tam Xuân, Lữ Phụng Tiên, Địch Thanh, Triệu Tử Long, Hồ Nguyệt Cô, Phàn Lê Huê, Địch Thiên Kim….Từ năm 1934, Bà Năm chuyển qua hát cải lương, đổi nghệ danh là Năm Sadec. Bà hát cho các gánh hát Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Song Phụng, Phụng Hảo.Bà hát tuồng cải lương xã hội, tuồng Tàu, nổi tiếng qua các vai Lữ Phụng Tiên, Địch Thanh, Manh Phu Nhơn, Đổng Trác. Khi bà Phùng Há hát vai Lữ Bố thì bà Năm Sadec hát vai Đổng Trác.Có thể nói vai Đỗng Trác phía nam diễn viên thì nghệ sĩ Năm Định hát rất xuất sắc. Đến khi bà Năm Sadec thủ vai Đỗng Trác, chẳng những bà diễn được những miếng, mãn hay như nghệ sĩ Năm Định, bà Năm Sadec còn làm cho khán giả cười vở bụng vì lối diễn lẵng của bà trong lớp nhập trướng với Điêu Thuyền.Đầu thập niên 60, khi ngành kịch nói bắt đầu hoạt động mạnh ở Saigon thông qua những suất diễn kịch ngắn, kịch truyền thanh, bà Năm Sadec được mời tham gia Ban Kịch Kim Cương, Ban Kịch Thẩm Thúy Hằng diễn kịch tại các đại nhạc hội chúa nhựt. Bà cũng hát cải lương đoàn Thanh Minh Thanh Nga mà vai tuồng để đời của bà là vai bà Phán trong tuồng Đoạn Tuyệt.Từ năm 1966, 1967, Bà Năm Sadec được các Ban Kịch Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Ban kịch Sống Túy Hồng, Ban kịch Phương Nam Nguyễn Phương mời thủ diễn các vai bà tư sản, hội đồng hoặc các bà nông dân chất phác trên Đài Truyền Hình Saigon. Bà cũng là diễn viên được ưa chuộng trong chương trình Thép Súng của Đài Phát Thanh và Truyền Hình Quân Đội.Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bà bị không cho đăng ký hành nghề vì tội đã diễn kịch trong chương trình Thép Súng của Đài Truyền Hình Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.Năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cỡi trói cho văn nghệ sĩ, bà Năm Sadec được mời đóng vai các bà nông dâng trong phim “Phù Sa”, phim “Nơi bình minh chim hót”, phim “Con thú tật nguyền” và phim “Cho đến bao giờ” tại Sadec, Nha Mân vÀ Đồng Tháp Mười.Hai ngày sau khi quay xong phim ở Đồng Tháp Mười, bà về đến nhà, ngã bịnh mất vào ngày 26 tháng giêng năm 1988.Di thể của Bà không được quàn ở Hội Nghệ Sĩ, không được an táng trong Nghĩa Trang Nghệ Sĩ và nghệ sĩ cải lương và hát bội cũng không được thông báo để viếng bà lấn chót. Ông Vương Hồng Sển đưa linh cữu của bà về an táng tại huyện Nha Mân, quê hương của bà.
tancogiaoduyen (Theo SG Nguyễn Phương - DACTD
Má Bẩy Phùng Há
Theo chân đòan làm phim: Chân dung NSND Phùng Há
02.04.2008 08:08
NS Phùng Há, chụp vào rằm tháng giêng 2008. Hình: ngocanh
Mừng sinh nhật lần thứ 98 của NSND Phùng Há, MC Thanh Bạch đã thực hiện bộ phim chân dung về bà do chính anh là tác giả kịch bản và đạo diễn. Bộ phim được thực hiện khá công phu về quảng đời nghệ thuật của NSND Phùng Há và những kỷ niệm trong đời làm diễn viên của bà qua hình ảnh, tư liệu quý mà các nghệ sĩ là học trò của bà cung cấp.
Theo chân đòan làm phim, chúng tôi đến thăm NSND Phùng Há tại một gian nhà nhỏ nằm trong khuôn viên chùa NS (Gò Vấp). Ngồi tựa lưng vào ghế salon, lão nghệ sĩ giản dị trong bộ bà ba màu nhạt, cổ quàng một chiếc khăn tía, bà vào câu chuyện mạch lạc, chậm rãi. Bà sinh năm Đinh Hợi tại vùng đất Mỹ Tho trù phú. Cha là một đại thương gia người hoa, mẹ là phụ nữ lớn lên tại Mỹ Tho . Mẹ của bà sống gần bên lò gạch của cha bà. Thế là “công tử đại gia thương yêu cô thôn nữ” nên bà sinh ra đời mang trong người hai dòng máu Hoa – Việt với cái tên Trương Phụng Hảo. Bà kể: “Cha tôi sống hiền lành, gia đình hạnh phúc không bao lâu thì ông bệnh năng và qua đời. Lúc đó tôi mới 5 tuổi. Theo phong tục Trung Hoa, cả nhà tôi phải về Hạc Sơn (Quảng Đông – Trung Quốc) để sống với bên nội. Mấy anh chị em phải học tiếng Hoa, do đó tôi thuộc cả quyển Tam Tự Kinh nhưng “dốt đặc” chuyện viết chữ tàu. Năm 11 tuổi bà ngọai tôi bị mù mắt nên tôi phải theo mẹ về Việt Nam. Lúc đó bên nội không bằng lòng, mấy anh tôi có vẻ không ủng hộ mẹ. Chỉ có tôi sẵn sàng theo mẹ, có lẽ vì vậy mà tôi không còn được bên nội thương. Về quê ngọai tôi được học chữ quốc ngữ. Thấy mẹ ốm đau mà vẫn phải làm lụn để nuôi con, tôi càng muốn giúp mẹ bằng cách đi bán bánh, đi xúc tép, bắt cua …cơ cực đến độ phải bán nhà mới đủ tiền chữa bệnh. Dì Tư em kế của mẹ tôi dắt tôi đi in gạch. Thế là nhờ biết ca mà tôi được người ta thương , in và bưng dùm những thiên gạch nặng hàng trăm viên. Tưởng câu chuyện hát hò chỉ để giúp vui mấy cô, mấy chú trong lò gạch , ai dè tới tai thân sinh của ông Hai Giỏi, ông vào tận nhà xin mà cho tôi theo nghề hát. Điều tôi muốn nói trong hai đêm từ thiện chính là lòng biết ơn đối với khán giả đã thương yêu và quan tâm đến tôi cũng như các thế hệ NS trong mấy mươi năm qua. Tôi cũng biết ơn hòan cảnh đã kiến tạo cho mình lòng tin để bước vào nghề hát”.Nhắc tới nghệ sĩ cùng thời, bà nhớ ngày mới đi hát , vì học rất ít nên so với anh em trong đòan bà chẳng bằng ai. Nhưng được cái sáng dạ nên bà được bầu giao đóng vai chính. Năm 1923 đi chợ mỗi ngày mất có mấy xu mà một đêm bà hát được 8 cắc (10 xu là một cắc). Bà vừa học tuồng vừa học chữ. Còn nghề thì được NSND Năm Châu và mấy anh chị trong đòan dạy. Bà nhớ nhất vai Thúy Kiều, Điêu Thuyền rồi đến vai vợ của Hòang Phi Hổ …bà nói mình chịu ảnh hưởng của NSND Năm Châu. Bà cười: “Ảnh chỉ vẽ cho tôi nhiều đường sáng tạo. Sau này có anh hai Trần Văn Khê, một người uyên bác về học thuật, một “con mọt” âm nhạc có ít cho xã hội. Tôi, Kim Cương và anh có kỷ niệm hát trích đọan Phụng Nghi Đình tại Đức (19640 . Tôi đóng Lữ Bố, Kim Cương đóng Điêu Thuyền, anh Hai phân tích bằng tiếng nước ngòai về nét đẹp của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Tuy là tuồng Tàu nhưng đường nét, kỷ thuật, cách ca diễn rất Việt Nam. Năm đó có đòan Đài Loan tham dự Hội nghị cũng mang theo Phụng Nghi Đình, nhưng khi chúng tôi diễn ai cũng khen. Khen nhất là cách sáng tạo để lấy cái hay của mình làm phong phú thêm vốn liếng tinh hoa của nhân lọai. Năm ngóai, trong lễ mừng thọ 97 tuổi của tôi tổ chức tại chùa NS, cuộc hội ngộ của 3 chúng tôi thật là ấm lòng”.NSND Đinh Bằng Phi tâm sự: “Không phải chỉ có dân ghiền cải lương mới biết đến bà, một ngôi sao sân khấu tỏa sáng từ nhiều thập niên của thế kỷ XX. Bà không chỉ là người thầy truyền nghề, là tấm gương sáng của nhiều thế hệ nghệ sỹ, mà bà còn là người mẹ, người cô đã lo lắng, dìu dắt các đồng nghiệp trẻ suốt 50 năm qua”.Còn riêng với bà, khi nói với đòan làm phim, bà đã nhấn mạnh: “Tôi chỉ nhắn nhũ với các em phải trau dồi kiến thức để làm đẹp cho nghề. Bây giờ công chúng được tiếp xúc với nhiều phương tiện giải trí hiện đại, nghề hát cứ ăn mòn những cái có sẳn mấy chục năm qua thì sẽ tuột hậu. Còn quá khứ vinh quang rồi cũng thành kỷ niệm, có nhắc lại cũng để mua vui vài trống canh cho người xem hòai niệm về mình. Tôi thích nhất là được xem một buổi tập hợp có tất cả những học trò thân thương của mình, từ Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Út Bạch Lan, Diệp Lang,…đến Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long, Thọai Mỹ, Vũ Luân, Tú Sương…để qua đó có thể vui mừng vì em cháu đã biết chắc lọc sáng tạo, vun vén cho nghề cái mới. Tôi nhớ Thanh Nga quá…người học trò cưng nhất bên cạnh Bạch Tuyết. Tôi chỉ có một câu tôi chưa nói với ai: nghệ sĩ mình tự ái với nhau nhiều quá, nên dành lòng tự ái đó cho vai diễn. Hồi đó diễn với anh Năm Châu theo xu hướng sân khấu thật và đẹp, đêm nào lỡ bộ một chút là hai anh em thức trắng vì ân hận. Tự ái ở đây là vai diễn sau phải hay hơn vai diễn trước. Chứ quần này áo nọ, dây chuyền vàng, xe hoa…tất cả đều là phù phiếm. Nghề hát phải biết tích đức, cứ chạy theo tích hào quang rồi có lúc cũng lui vào quên lãng”.Đòan làm phim của MC Thanh Bạch ai cũng phấn khởi, bởi vì khi thấy máy quay hình và chiếu sáng, bà muốn vun tay, múa bộ, muốn đi vào đường quyền để nhớ đến vai An Lộc Sơn. Cũng may MC Thanh Bạch ngăn lại, cắt ánh sáng và đóng máy quay, nếu không ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Tất cả đều thầm mong bà sẽ giữ được sức khỏe để con cháu các thế hệ nghệ sĩ có điều kiện mừng thọ bà ở tuổi 100. Vâng chỉ còn hai mùa xuân nữa là bà đã tròn 100 tuổi…Thanh Hiệp
ngocanh (Theo Báo sân khấu)