Pham Gia Blog
I am an Actor . Althought I have to leave stage but I 'm still doing something that concern to stage , that 's what make me became a play writer ( Dù tôi đã rời bỏ Sân khấu , nhưng tôi vẫn phải làm gì đó liên quan đến Sân khấu , đó là điều làm tôi trở thành một người viết kịch bãn )
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019
Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019
Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019
Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019
Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019
Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019
Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019
Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019
Cuộc vượt ngục đẫm máu trại tù Gia Trung
Cuộc vượt ngục đẫm máu trại tù Gia Trung
Mấy ngày nay tôi đã đọc quyễn sách” Không Quân hằn nổi nhớ” của bạn gửi tặng. Trong quyển sách có 1 số bài viết về tù cải tạo của anh em KQ nói riêng và QLVNCH nói chung làm tôi liên tưởng đến cái chết của Nguyễn Hưng Quốc khoá 72G và không cầm đươc nước mắt khi nhớ đến Quốc. Chuyện đau lòng nầy, tôi đã giử kín suốt hơn 30 năm, chỉ kể cho vài người bạn thân... Ngày đại hội Liên Khóa 72,73 tại Cali năm 2003, tôi có đưa danh sách anh em đã chết cho MNT cất giử để làm tài liệu khi cần thiết.
Thật là đau lòng cũng như hoài niệm về Dỉ Vãng đã qua 30 năm mà Tôi cứ tưởng mới xảy ra hôm qua. Hôm nay Tôi gửi mail này đến với anh em để được làm Nhân Chứng sống trong câu chuyện những Anh Hùng thật Gan Dạ, thật Dũng Cãm, bất khuất trước mũi súng Cộng sản Dã Man Vô Lương tâm không có tình người, giết đồng loại như giết thú vật không hơn không kém ..
Ngày 19 tháng 1 năm 1979, sau 3 ngày 2 đêm từ thành Ông Năm trại Công Binh Hốc Môn. Một đoàn xe tải (loại xe hàng chở rau cải hoặc chở heo) chở 426 tù Cãi Tạo đến Trại Gia Trung vào lúc 5 giờ chiều. Với khí hậu lành lạnh của miền Cao Nguyên cũng làm cho mọi người hoang man lo sợ, từ trong xe anh em nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ kín thấy toàn là những công an áo vàng trang bị súng AK ,B40.. đứng đầy đặc dưới sân dàn hàng ngang để chuẩn bị lùa đám cải tạo vào trại. Ngoài trời tuy lạnh nhiệt độ khoãng chừng 18 độ C mà người nào cũng cảm thấy mồ hôi ra ướt cả áo... Không biết chuyện gì sẽ xảy đến đây? Chúng nó để anh em ngồỉ trong xe trên 3 giờ đồng hồ, mọi người trên xe quá mệt mỏi, có người bắt đầu muốn xĩu vì quá lo sợ. Với không gian im lặng chưa từng thấy, bốn bề chỉ thấy rừng và rừng mà thôi. Mổi người theo đuổi 1 suy nghĩ riêng về số phận sắp xảy đến cho mình. Viễn ảnh người thân gia đình,cha mẹ, vợ con có lẽ từ giờ phút nầy sẽ vĩnh viển không bao giờ gặp lại nữa. Có những câu kinh Phật,Thiên chúa bắt đầu phát lên nho nhỏ của ai đó….. Việc gì đến rồi cũng phải đến, bọn công an ra lệnh mở bung cửa sau xe cam nhong, bên ngòai tiếng đạn lên nòng răn rắc. Chúng nó lùa bọn tù cải tạo vào bên trong hàng rào kẻm gai đi vào từng dãy nhà đã xây sẵn từ bao giờ. Mỗi nhà khoảng 50 mét vuông chứa 70 tù cải tạo (các bạn tưỡng tượng với 50 mét vuông ấy cho 70 người tù ấy sẽ nằm ngủ ra sao ???). Bên ngoài chúng khóa cửa lại thât chắc chắn bởi những tên Trật Tự (tù hình sự). Trứơc tương lai đen tối mù mịt của những người tù đã phát sinh trong đầu “ Vượt ngục” không thể sống như thế nầy nửa.
Công an thành lập nhiều đội… từ đội 1 đến 24. Tất cả Thiếu Úy của mọi quân binh chũng đều được tập trung vào ĐỘI 11 là đội được trại chú ý nhiều nhất, cũng là đội ba gai nhất, chống đối nhiều nhất.. Trong đó có những người sau đây đã đi vào huyền thoại câu chuyện “” GIẾT CÁN BỘ VƯỢT NGỤC”” :
1. Nguyễn Hưng Quốc KQ72G,
2. Nguyễn Hòang Sơn KQ72B,
3. Thái Sỉ quan Không Lưu Pleiku (mất tích)
4. Nguyễn Mạnh Hùng Hải Quân (nghe nói định cư tại Canada)
5. Giám Hải Quân,
6.Tiền Quốc Quyền Biệt Kich 81,
7.Trần văn Hòa Biệt Kích 81,
8. Khánh Trinh sát SD5BB (anh Giám và Khánh tôi không nhớ họ và chử lót).
Thưa các bạn bây giờ tôi xin đi thẳng vào câu chuyện vượt ngục theo trí nhớ của tôi..
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 12 tháng 4 năm 1979, Đội 11 được phân công lao động trên sườn đồi cách trại khỏang gần 1 cây số. Trước 2 ngày cũng lao động tại chổ nầy anh Tiền Quốc Quyền (BK81) có hỏi tôi trong giờ giải lao :
Quyền:
-ê Sơn mầy nhắm từ đây tới chân núi trước mặt là bao xa?
Sơn:
-Tôi là Không Quân làm sao mà tính chính xác được, Nhưng tôi cũng nói đại khái là khỏang hơn 10 cây số, nếu đi cả ngày cũng không tới. Ủa mà mầy dân biệt kích mà sao hỏi tao? (Chính sự đối đáp nầy lọt vào tai người nào đó mà tôi phải chịu mọi hậu quả sau khi tóan người nầy giết cán bộ vượt ngục).
Trong khi đội trưởng đội 11 Lý Lai Bữu ra lệnh cho anh em thu dọn đồ nghề gồm có cuốc, xẻng, rựa gom lại 1 chổ có tóan khác vác về.. mọi ngày cũng như mọi ngày, công việc cũng như vậy thôi..Vừa lúc ấy Nguyễn Hưng Quốc đi lại gần tôi nói nhỏ:
-Niên trưởng cho Quốc mượn cái rựa.
Tôi cũng vô tình đưa cho Quốc (vì hôm nay tôi xữ dụng để chặt cây rừng). Quốc cười cười thật tươi nói với tôi:
- Xin lổi niên trưởng nha !!
Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì lệnh thu dọn mà sao Quốc lại mượn rựa để làm gì? Tôi đứng nhìn theo Quốc,thật không ngờ Quốc đã dùng cái rựa oan nghiệt ấy nhào người tới chém liên tục trên đầu tên cán bộ Quản giáo đến khi máu tuôn xối xả mà Quốc vẩn không ngừng tay, còn tên quản giáo vẫn ôm xiết cây AK47 đang dằng co với Quyền. Tất cả mọi người trong đội chứng kiến tại chổ mà không 1 ai dám lên tiếng vì sự việc xảy ra quá bất ngờ đối với anh em. Mọi người chưa kịp nghĩ phải ứng phó thế nào, thì nghe tiếng súng ở phía đội lò gạch đang làm việc dưới chân đồi bắn lên báo động. Trên trung tâm trại Gia Trung đang ở trên đồi phía trái cũng đồng loạt nổ súng về hướng đội 11 (anh em cứ nghĩ ngày xưa ở quân trường mình đã từng bò hỏa lực như thế nào thì ở đây trong trường hợp nầy còn nguy hiểm gấp ngàn lần). Lúc nầy mọi người lo sợ cùng nằm rạp xuống và tìm nơi ẩn nấp tại chổ, khi tôi nhìn lại hướng của Quốc và Quyền thì thấy quản giáo nằm bất động, còn Quốc và Quyền đã biến mất……!!!!!!!!!.......??????
Nếu tôi không đưa rựa thì Quốc có hành động hay không??? Tôi đã ân hận về chuyện nầy suốt 30 năm.
Chừng 10 phút sau tôi nghe tiếng hò hét của CACS đang tấn công lên đồi. Họ vừa tiến lên , vừa bắn xối xả trên đầu anh em trong đội 11. Khi họ tiến được lên đội 11, họ đạp bừa bải lên anh em tù đang nằm tại chổ và dí súng vào đầu những ai muốn đứng dậy. Một tóan CACS tiếp tục truy đuổi những người vượt ngục nổ súng liên tục về hướng Quốc và Quyền, một tóan khác thì dìu tên quản giáo đi cứu cấp ( tên nầy may mắn chỉ bị thương, chưa phải đi thăm già hồ). Tất cả mọi người vẫn nằm yên tại chổ đến khi trời sắp tối thì bọn CACS mới kêu mọi người đứng dậy tập họp điểm danh. Tôi nghiệp anh đội trưởng Ly Lại Bửu già (khỏang 40 tuổi người Hoa run lập cập điểm danh anh em, nói không ra lời và thiếu tất cả 7 người… Quốc, Quyền, Hùng, Giám, Hòa, Khánh và Thái.
Sau khi về trại chúng lùa anh em vào nhà giam, không cho ăn uống gì hết… Khỏang hơn 2 giờ sau, ngoài trời tối như mù, ai cũng lo sợ cho số phận của 7 anh em mình, thì bên ngòai có tiếng mở khóa phòng bởi trật tự viên và 1 công an tên Phòng kêu anh Ly Lai Bửu đi nhận diện xác người. Đi với anh Bửu còn có khỏang 6 người tù hình sự mang theo cuốc xẻng để đào mồ chôn anh em nào đó đã chết. Khỏang gần nửa đêm anh Bửu trở về trong tâm trạng thất thần, mặt anh Bửu xanh xám thảm hại chưa từng thấy trên gương mặt già khắc khổ của anh, không ai ngủ được, có người quá bi quan sợ ngày mai chúng đem ra bắn bỏ hết. Anh Bửu kể lại việc chôn anh Quốc và Quyền không có hòm, không có gì để quấn xác hai anh. Quyền bị bắn ngay trên trán và trên ngực chết tại chổ cách nơi giựt súng không bao xa.. Riêng Quốc cũng bị bắn nát ngực nhưng không bị trúng trên đầu nên không chết liền, chắc anh đã oằn oại đau đớn dử lắm cho nên trên mặt đầy đất, cát và miệng thì ngậm đầy đất. Năm người còn lại thì đã chạy biến vào trong rừng sâu. Anh Bửu nghe cán bộ nói chuyện với nhau là: Quyền và Quốc đã can đảm đúng lại dùng súng bắn cản đường công an để cho đồng đội chạy thóat cho nên mới chết gần nơi lao động cách đó không xa, nhưng rất tiếc vì công an trang bị đạn trong súng chỉ có 2 viên để dành bắn báo động khi có người vượt trại .
Sau một tuần không ra khỏi trại đi lao động, mọi người trong đội 11 đều phải làm tờ tường trình sự việc và phải tố giác những ai có liên quan đến tóan người vượt ngục. Hơn một tuần lể hơn 40 người sống trong lo sợ, đầu óc căng thẳng. không ai nói chuyện với ai, ngày nào cũng ngồi viết từng trang giấy nầy sang trang giấy khác dù nội dụng mọi người có khác nhau, nhưng cũng giống như những gì đã khai viết ngày hôm qua (biết viết gì đây?). Đây là sự hành hạ của cán bộ công an CS đang giết chết từng người qua từng bản kiểm thảo. Họ khủng bố tinh thần những con người còn lại một cách tàn nhẫn, nhìn lại những khuôn mặt anh em hiện diện không còn hình thù của con người nửa mà giống như những xác chết biết cử động mà thôi…
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, buổi sáng lần đầu tiên tù nhân được kêu ra ngoài tập họp để đi lao động. Sau khi tòan trại viên hơn 700 người từ tù cãi tạo và tù hình sự đang ngồi ngòai sân chờ cán bộ trực trại đọc tên từng đội đi ra ngoài trại, nhưng buổi sáng hôm nay ngồi gần tiếng đồng hồ thì ban chỉ huy trại xuống với hơn mười tên cán bộ chỉ huy và một số vệ binh cầm súng AK47 bao quanh tòan trại. Trại trưởng là trung tá TUNG đứng trước mặt tù cải tạo cầm danh sách đọc tên những người tình nghi có liên quan đến tóan 7 người vượt ngục :
1. Nguyễn Hòang sơn,
2. Trần văn Hòa,
3. Nguyễn văn Quốc.
Tất cả 3 người nầy cùng đội 11 có liên quan mật thiết đến tóan 7 người “ Giết cán bộ vượt ngục”, tất cả được lệnh tống vào phòng biệt giam cách ly. Một tuần sau khi bị đánh đập tàn nhẩn, bị cùm 1 chân không cho ăn uống, bắt phải nhận tội là mình có tham gia vào chuyện vượt ngục, có lẻ cũng không khai thác được gì ở hai anh Hòa và Quốc… Hay vì lý do nào đó họ lại thả 2 anh Hòa và Quốc trở về trại. Còn tôi tiếp tục bị tra tấn dã man, mỗi ngày bị 2 trận đòn thù (vì có người khai là tôi hướng dẩn cho Quyền đi tới chân núi).
Ngày 15 tháng 5 năm 1979, buổi tối khỏang 7 giờ, tôi nghe tiếng la hét ,tiếng cửa xích sắt mở ngòai phòng giam. Một tên cán bộ đút đầu vô cửa nói:
-Sơn ! bạn mầy đã về tới rồi, coi mầy còn chối cãi nửa không .
Thât sự lúc ấy tôi thật hoang mang, không biết ai bị bắt lại và bắt lại mấy người ? Vì trời tối như mực, nhìn ra thì không thấy rõ người nào…chỉ thấy rất nhiều công an đã nhào vô đánh tới tấp ai đó liên tục. Tôi chỉ nghe tiếng rên la cũa người bị đánh và tiếng cười nói thõa mãn của bọn công an đánh người bị nạn. Mãi đến 2 ngày sau, tôi mới biết được đó là Nguyễn Mạnh Hùng và Khánh. Khánh bị đạn bắn xuyên thẳng từ bụng ra sau lưng không được băng bó vết thương. Trong thời gian nầy có BS Hòang Huy Cơ (là em của BS Hòang cơ Bình ứng cử viên phó Tổng Thống thời Ông Ngô Đình Diệm???) thay băng tạm thời vì đã có giòi và mủ ra thật nhiều.. không 1 mũi kim tiêm thuốc, không 1 viên thuốc nào hết, nhưng tinh thần của Khánh rất là vững tâm và lạc quan, xem như không có chuyện gì.
Phòng biệt giam của tôi ở sát bên Khánh cho nên anh em đã tâm sự thật nhiều mỗi khi trời tối và nhờ vậy tôi biết và xin kể tiếp hành trình cũa 5 người sau khi chạy thóat ra bìa rừng…
Khánh kể lại: Trong kế họach Quốc và Quyền sẻ hành động ngày 12 tháng 4 nhưng ngày đó chỉ có 1 cán bộ quản giáo mà không có vệ binh đi theo (thường thì có 2 vệ binh và 1 quản giáo đi theo đội lao động) không hiểu sao ngày nầy chỉ có 1 tên quản giáo? Nhiệm vụ của Quyền là cướp súng AK vì Quốc không biết xử dụng, phần Quốc là hạ gục tên quản giáo vì Quốc có Karate, còn tất cả anh em còn lại phải rút chạy về hướng núi trước mặt và hẹn gặp nhau ở ngã ba tam biên. Xin lưu ý các bạn điểm nầy, anh Thái KQ kiểm Báo ở Pleiku không có nằm trong tóan nầy như đã bàn bạc trước. Theo tôi và Khánh nghĩ là anh Thái tự động bỏ chạy khi thấy có biến động, cho nên trong tóan nầy không có mặt anh và cho đến nay Thái đã mất tích hòan tòan, không thấy bị bắt về và cho đến ngày hôm nay gần 30 năm không có ai biết được Thái còn sống hay đã chết trong rừng…..
Trở lại câu chuyện trên, sau khi Quốc và Quyền ở lại bắn yểm trợ cho anh em chạy vào rừng gồm có Khánh, Hòa, Giám, Hùng. Họ đã đi liên tục không có ngày và cũng không có ban đêm, chỉ biết nhắm về hướng Tây mà thôi. Cuối cùng họ cũng đã đến ngã ba biên giới. Vì lầm tưởng đã ra khỏi biên giới VN, họ tính chuyện nằm nghỉ xã hơi sau những ngày chạy liên tục, nhưng vì đói quá nên lẻn vào nhà dân trộm khoai mì đã bị du kích phát hiện, Giám và Hòa 1 lần nửa giựt súng du kích và bị bắn chết tại chổ, còn Khánh bỏ chạy nên bị bắn theo 1 loạt AK, may mắn chỉ có 1 viên trúng vào lưng bị bắt về với Hùng.
Trong thời gian biệt giam, 3 người Sơn, Khánh, Hùng vẩn tiếp tục bị đánh đập và bỏ đói, nhịn khát. Tôi bị biêt giam và cùm chân cho đến ngày thứ 53 thì được khiêng ra cho về trại với hình thù như 1 con quái vật (nhà bếp đem cân tôi chỉ còn 29kg) và trong 53 ngày có 19 ngày ói ra máu tươi, có lẽ vì vậy họ thả tôi ra khỏi biệt giam?? Hai ngày sau Khánh đã chết không đươc nhắm mắt trong khi chân vẫn còn bị cùm khi phát hiện. Còn Hùng thì được trả về 1 tháng sau trong hòan cảnh thân xác không khác gì tôi.
Thưa các bạn, đã 30 năm qua rồi, tôi rất sợ khi nói chuyện nầy vì đau lòng cho những anh em đã nằm xuống mà tôi không giúp gì được cho họ. Cuối năm 1981 tôi được thả về, thì gia đình Tiền Quốc Quyền (người Hoa) có đến gặp tôi và cho biết đã bốc mộ của Quyền đem về chùa tại quận 10 Sàigòn, ngoài ra còn những anh em khác tôi không liên lạc được. Hôm nay không hiểu sao tôi lại nói lên tất cả những bí ẩn về cái chết của anh em trại tù Gia Trung, mà chỉ có tôi và Nguyễn Mạnh Hùng là nhân chứng sống. Nếu Nguyễn Mạnh Hùng ở đâu đó tình cờ đọc chuyện nầy, xin anh hãy giúp bổ túc những gì còn thiếu sót.
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngòai chiến trường..
Nguyễn Hoàng Sơn
72B KQVN, PD231, tù cải tạo K1, trại Gia trung 1975-1981
Thật là đau lòng cũng như hoài niệm về Dỉ Vãng đã qua 30 năm mà Tôi cứ tưởng mới xảy ra hôm qua. Hôm nay Tôi gửi mail này đến với anh em để được làm Nhân Chứng sống trong câu chuyện những Anh Hùng thật Gan Dạ, thật Dũng Cãm, bất khuất trước mũi súng Cộng sản Dã Man Vô Lương tâm không có tình người, giết đồng loại như giết thú vật không hơn không kém ..
Ngày 19 tháng 1 năm 1979, sau 3 ngày 2 đêm từ thành Ông Năm trại Công Binh Hốc Môn. Một đoàn xe tải (loại xe hàng chở rau cải hoặc chở heo) chở 426 tù Cãi Tạo đến Trại Gia Trung vào lúc 5 giờ chiều. Với khí hậu lành lạnh của miền Cao Nguyên cũng làm cho mọi người hoang man lo sợ, từ trong xe anh em nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ kín thấy toàn là những công an áo vàng trang bị súng AK ,B40.. đứng đầy đặc dưới sân dàn hàng ngang để chuẩn bị lùa đám cải tạo vào trại. Ngoài trời tuy lạnh nhiệt độ khoãng chừng 18 độ C mà người nào cũng cảm thấy mồ hôi ra ướt cả áo... Không biết chuyện gì sẽ xảy đến đây? Chúng nó để anh em ngồỉ trong xe trên 3 giờ đồng hồ, mọi người trên xe quá mệt mỏi, có người bắt đầu muốn xĩu vì quá lo sợ. Với không gian im lặng chưa từng thấy, bốn bề chỉ thấy rừng và rừng mà thôi. Mổi người theo đuổi 1 suy nghĩ riêng về số phận sắp xảy đến cho mình. Viễn ảnh người thân gia đình,cha mẹ, vợ con có lẽ từ giờ phút nầy sẽ vĩnh viển không bao giờ gặp lại nữa. Có những câu kinh Phật,Thiên chúa bắt đầu phát lên nho nhỏ của ai đó….. Việc gì đến rồi cũng phải đến, bọn công an ra lệnh mở bung cửa sau xe cam nhong, bên ngòai tiếng đạn lên nòng răn rắc. Chúng nó lùa bọn tù cải tạo vào bên trong hàng rào kẻm gai đi vào từng dãy nhà đã xây sẵn từ bao giờ. Mỗi nhà khoảng 50 mét vuông chứa 70 tù cải tạo (các bạn tưỡng tượng với 50 mét vuông ấy cho 70 người tù ấy sẽ nằm ngủ ra sao ???). Bên ngoài chúng khóa cửa lại thât chắc chắn bởi những tên Trật Tự (tù hình sự). Trứơc tương lai đen tối mù mịt của những người tù đã phát sinh trong đầu “ Vượt ngục” không thể sống như thế nầy nửa.
Công an thành lập nhiều đội… từ đội 1 đến 24. Tất cả Thiếu Úy của mọi quân binh chũng đều được tập trung vào ĐỘI 11 là đội được trại chú ý nhiều nhất, cũng là đội ba gai nhất, chống đối nhiều nhất.. Trong đó có những người sau đây đã đi vào huyền thoại câu chuyện “” GIẾT CÁN BỘ VƯỢT NGỤC”” :
1. Nguyễn Hưng Quốc KQ72G,
2. Nguyễn Hòang Sơn KQ72B,
3. Thái Sỉ quan Không Lưu Pleiku (mất tích)
4. Nguyễn Mạnh Hùng Hải Quân (nghe nói định cư tại Canada)
5. Giám Hải Quân,
6.Tiền Quốc Quyền Biệt Kich 81,
7.Trần văn Hòa Biệt Kích 81,
8. Khánh Trinh sát SD5BB (anh Giám và Khánh tôi không nhớ họ và chử lót).
Thưa các bạn bây giờ tôi xin đi thẳng vào câu chuyện vượt ngục theo trí nhớ của tôi..
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 12 tháng 4 năm 1979, Đội 11 được phân công lao động trên sườn đồi cách trại khỏang gần 1 cây số. Trước 2 ngày cũng lao động tại chổ nầy anh Tiền Quốc Quyền (BK81) có hỏi tôi trong giờ giải lao :
Quyền:
-ê Sơn mầy nhắm từ đây tới chân núi trước mặt là bao xa?
Sơn:
-Tôi là Không Quân làm sao mà tính chính xác được, Nhưng tôi cũng nói đại khái là khỏang hơn 10 cây số, nếu đi cả ngày cũng không tới. Ủa mà mầy dân biệt kích mà sao hỏi tao? (Chính sự đối đáp nầy lọt vào tai người nào đó mà tôi phải chịu mọi hậu quả sau khi tóan người nầy giết cán bộ vượt ngục).
Trong khi đội trưởng đội 11 Lý Lai Bữu ra lệnh cho anh em thu dọn đồ nghề gồm có cuốc, xẻng, rựa gom lại 1 chổ có tóan khác vác về.. mọi ngày cũng như mọi ngày, công việc cũng như vậy thôi..Vừa lúc ấy Nguyễn Hưng Quốc đi lại gần tôi nói nhỏ:
-Niên trưởng cho Quốc mượn cái rựa.
Tôi cũng vô tình đưa cho Quốc (vì hôm nay tôi xữ dụng để chặt cây rừng). Quốc cười cười thật tươi nói với tôi:
- Xin lổi niên trưởng nha !!
Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì lệnh thu dọn mà sao Quốc lại mượn rựa để làm gì? Tôi đứng nhìn theo Quốc,thật không ngờ Quốc đã dùng cái rựa oan nghiệt ấy nhào người tới chém liên tục trên đầu tên cán bộ Quản giáo đến khi máu tuôn xối xả mà Quốc vẩn không ngừng tay, còn tên quản giáo vẫn ôm xiết cây AK47 đang dằng co với Quyền. Tất cả mọi người trong đội chứng kiến tại chổ mà không 1 ai dám lên tiếng vì sự việc xảy ra quá bất ngờ đối với anh em. Mọi người chưa kịp nghĩ phải ứng phó thế nào, thì nghe tiếng súng ở phía đội lò gạch đang làm việc dưới chân đồi bắn lên báo động. Trên trung tâm trại Gia Trung đang ở trên đồi phía trái cũng đồng loạt nổ súng về hướng đội 11 (anh em cứ nghĩ ngày xưa ở quân trường mình đã từng bò hỏa lực như thế nào thì ở đây trong trường hợp nầy còn nguy hiểm gấp ngàn lần). Lúc nầy mọi người lo sợ cùng nằm rạp xuống và tìm nơi ẩn nấp tại chổ, khi tôi nhìn lại hướng của Quốc và Quyền thì thấy quản giáo nằm bất động, còn Quốc và Quyền đã biến mất……!!!!!!!!!.......??????
Nếu tôi không đưa rựa thì Quốc có hành động hay không??? Tôi đã ân hận về chuyện nầy suốt 30 năm.
Chừng 10 phút sau tôi nghe tiếng hò hét của CACS đang tấn công lên đồi. Họ vừa tiến lên , vừa bắn xối xả trên đầu anh em trong đội 11. Khi họ tiến được lên đội 11, họ đạp bừa bải lên anh em tù đang nằm tại chổ và dí súng vào đầu những ai muốn đứng dậy. Một tóan CACS tiếp tục truy đuổi những người vượt ngục nổ súng liên tục về hướng Quốc và Quyền, một tóan khác thì dìu tên quản giáo đi cứu cấp ( tên nầy may mắn chỉ bị thương, chưa phải đi thăm già hồ). Tất cả mọi người vẫn nằm yên tại chổ đến khi trời sắp tối thì bọn CACS mới kêu mọi người đứng dậy tập họp điểm danh. Tôi nghiệp anh đội trưởng Ly Lại Bửu già (khỏang 40 tuổi người Hoa run lập cập điểm danh anh em, nói không ra lời và thiếu tất cả 7 người… Quốc, Quyền, Hùng, Giám, Hòa, Khánh và Thái.
Sau khi về trại chúng lùa anh em vào nhà giam, không cho ăn uống gì hết… Khỏang hơn 2 giờ sau, ngoài trời tối như mù, ai cũng lo sợ cho số phận của 7 anh em mình, thì bên ngòai có tiếng mở khóa phòng bởi trật tự viên và 1 công an tên Phòng kêu anh Ly Lai Bửu đi nhận diện xác người. Đi với anh Bửu còn có khỏang 6 người tù hình sự mang theo cuốc xẻng để đào mồ chôn anh em nào đó đã chết. Khỏang gần nửa đêm anh Bửu trở về trong tâm trạng thất thần, mặt anh Bửu xanh xám thảm hại chưa từng thấy trên gương mặt già khắc khổ của anh, không ai ngủ được, có người quá bi quan sợ ngày mai chúng đem ra bắn bỏ hết. Anh Bửu kể lại việc chôn anh Quốc và Quyền không có hòm, không có gì để quấn xác hai anh. Quyền bị bắn ngay trên trán và trên ngực chết tại chổ cách nơi giựt súng không bao xa.. Riêng Quốc cũng bị bắn nát ngực nhưng không bị trúng trên đầu nên không chết liền, chắc anh đã oằn oại đau đớn dử lắm cho nên trên mặt đầy đất, cát và miệng thì ngậm đầy đất. Năm người còn lại thì đã chạy biến vào trong rừng sâu. Anh Bửu nghe cán bộ nói chuyện với nhau là: Quyền và Quốc đã can đảm đúng lại dùng súng bắn cản đường công an để cho đồng đội chạy thóat cho nên mới chết gần nơi lao động cách đó không xa, nhưng rất tiếc vì công an trang bị đạn trong súng chỉ có 2 viên để dành bắn báo động khi có người vượt trại .
Sau một tuần không ra khỏi trại đi lao động, mọi người trong đội 11 đều phải làm tờ tường trình sự việc và phải tố giác những ai có liên quan đến tóan người vượt ngục. Hơn một tuần lể hơn 40 người sống trong lo sợ, đầu óc căng thẳng. không ai nói chuyện với ai, ngày nào cũng ngồi viết từng trang giấy nầy sang trang giấy khác dù nội dụng mọi người có khác nhau, nhưng cũng giống như những gì đã khai viết ngày hôm qua (biết viết gì đây?). Đây là sự hành hạ của cán bộ công an CS đang giết chết từng người qua từng bản kiểm thảo. Họ khủng bố tinh thần những con người còn lại một cách tàn nhẫn, nhìn lại những khuôn mặt anh em hiện diện không còn hình thù của con người nửa mà giống như những xác chết biết cử động mà thôi…
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, buổi sáng lần đầu tiên tù nhân được kêu ra ngoài tập họp để đi lao động. Sau khi tòan trại viên hơn 700 người từ tù cãi tạo và tù hình sự đang ngồi ngòai sân chờ cán bộ trực trại đọc tên từng đội đi ra ngoài trại, nhưng buổi sáng hôm nay ngồi gần tiếng đồng hồ thì ban chỉ huy trại xuống với hơn mười tên cán bộ chỉ huy và một số vệ binh cầm súng AK47 bao quanh tòan trại. Trại trưởng là trung tá TUNG đứng trước mặt tù cải tạo cầm danh sách đọc tên những người tình nghi có liên quan đến tóan 7 người vượt ngục :
1. Nguyễn Hòang sơn,
2. Trần văn Hòa,
3. Nguyễn văn Quốc.
Tất cả 3 người nầy cùng đội 11 có liên quan mật thiết đến tóan 7 người “ Giết cán bộ vượt ngục”, tất cả được lệnh tống vào phòng biệt giam cách ly. Một tuần sau khi bị đánh đập tàn nhẩn, bị cùm 1 chân không cho ăn uống, bắt phải nhận tội là mình có tham gia vào chuyện vượt ngục, có lẻ cũng không khai thác được gì ở hai anh Hòa và Quốc… Hay vì lý do nào đó họ lại thả 2 anh Hòa và Quốc trở về trại. Còn tôi tiếp tục bị tra tấn dã man, mỗi ngày bị 2 trận đòn thù (vì có người khai là tôi hướng dẩn cho Quyền đi tới chân núi).
Ngày 15 tháng 5 năm 1979, buổi tối khỏang 7 giờ, tôi nghe tiếng la hét ,tiếng cửa xích sắt mở ngòai phòng giam. Một tên cán bộ đút đầu vô cửa nói:
-Sơn ! bạn mầy đã về tới rồi, coi mầy còn chối cãi nửa không .
Thât sự lúc ấy tôi thật hoang mang, không biết ai bị bắt lại và bắt lại mấy người ? Vì trời tối như mực, nhìn ra thì không thấy rõ người nào…chỉ thấy rất nhiều công an đã nhào vô đánh tới tấp ai đó liên tục. Tôi chỉ nghe tiếng rên la cũa người bị đánh và tiếng cười nói thõa mãn của bọn công an đánh người bị nạn. Mãi đến 2 ngày sau, tôi mới biết được đó là Nguyễn Mạnh Hùng và Khánh. Khánh bị đạn bắn xuyên thẳng từ bụng ra sau lưng không được băng bó vết thương. Trong thời gian nầy có BS Hòang Huy Cơ (là em của BS Hòang cơ Bình ứng cử viên phó Tổng Thống thời Ông Ngô Đình Diệm???) thay băng tạm thời vì đã có giòi và mủ ra thật nhiều.. không 1 mũi kim tiêm thuốc, không 1 viên thuốc nào hết, nhưng tinh thần của Khánh rất là vững tâm và lạc quan, xem như không có chuyện gì.
Phòng biệt giam của tôi ở sát bên Khánh cho nên anh em đã tâm sự thật nhiều mỗi khi trời tối và nhờ vậy tôi biết và xin kể tiếp hành trình cũa 5 người sau khi chạy thóat ra bìa rừng…
Khánh kể lại: Trong kế họach Quốc và Quyền sẻ hành động ngày 12 tháng 4 nhưng ngày đó chỉ có 1 cán bộ quản giáo mà không có vệ binh đi theo (thường thì có 2 vệ binh và 1 quản giáo đi theo đội lao động) không hiểu sao ngày nầy chỉ có 1 tên quản giáo? Nhiệm vụ của Quyền là cướp súng AK vì Quốc không biết xử dụng, phần Quốc là hạ gục tên quản giáo vì Quốc có Karate, còn tất cả anh em còn lại phải rút chạy về hướng núi trước mặt và hẹn gặp nhau ở ngã ba tam biên. Xin lưu ý các bạn điểm nầy, anh Thái KQ kiểm Báo ở Pleiku không có nằm trong tóan nầy như đã bàn bạc trước. Theo tôi và Khánh nghĩ là anh Thái tự động bỏ chạy khi thấy có biến động, cho nên trong tóan nầy không có mặt anh và cho đến nay Thái đã mất tích hòan tòan, không thấy bị bắt về và cho đến ngày hôm nay gần 30 năm không có ai biết được Thái còn sống hay đã chết trong rừng…..
Trở lại câu chuyện trên, sau khi Quốc và Quyền ở lại bắn yểm trợ cho anh em chạy vào rừng gồm có Khánh, Hòa, Giám, Hùng. Họ đã đi liên tục không có ngày và cũng không có ban đêm, chỉ biết nhắm về hướng Tây mà thôi. Cuối cùng họ cũng đã đến ngã ba biên giới. Vì lầm tưởng đã ra khỏi biên giới VN, họ tính chuyện nằm nghỉ xã hơi sau những ngày chạy liên tục, nhưng vì đói quá nên lẻn vào nhà dân trộm khoai mì đã bị du kích phát hiện, Giám và Hòa 1 lần nửa giựt súng du kích và bị bắn chết tại chổ, còn Khánh bỏ chạy nên bị bắn theo 1 loạt AK, may mắn chỉ có 1 viên trúng vào lưng bị bắt về với Hùng.
Trong thời gian biệt giam, 3 người Sơn, Khánh, Hùng vẩn tiếp tục bị đánh đập và bỏ đói, nhịn khát. Tôi bị biêt giam và cùm chân cho đến ngày thứ 53 thì được khiêng ra cho về trại với hình thù như 1 con quái vật (nhà bếp đem cân tôi chỉ còn 29kg) và trong 53 ngày có 19 ngày ói ra máu tươi, có lẽ vì vậy họ thả tôi ra khỏi biệt giam?? Hai ngày sau Khánh đã chết không đươc nhắm mắt trong khi chân vẫn còn bị cùm khi phát hiện. Còn Hùng thì được trả về 1 tháng sau trong hòan cảnh thân xác không khác gì tôi.
Thưa các bạn, đã 30 năm qua rồi, tôi rất sợ khi nói chuyện nầy vì đau lòng cho những anh em đã nằm xuống mà tôi không giúp gì được cho họ. Cuối năm 1981 tôi được thả về, thì gia đình Tiền Quốc Quyền (người Hoa) có đến gặp tôi và cho biết đã bốc mộ của Quyền đem về chùa tại quận 10 Sàigòn, ngoài ra còn những anh em khác tôi không liên lạc được. Hôm nay không hiểu sao tôi lại nói lên tất cả những bí ẩn về cái chết của anh em trại tù Gia Trung, mà chỉ có tôi và Nguyễn Mạnh Hùng là nhân chứng sống. Nếu Nguyễn Mạnh Hùng ở đâu đó tình cờ đọc chuyện nầy, xin anh hãy giúp bổ túc những gì còn thiếu sót.
Hôm nay tôi viết bài nầy để thay thế nén hương lòng thấp lên cho những Anh Hùng tuổi trẻ của QLVNCH sống Hào Hùng, chết Vẽ Vang cho Tổ Quốc VN dù trong trại ngục tù cộng sản hay ngòai chiến trường..
Nguyễn Hoàng Sơn
72B KQVN, PD231, tù cải tạo K1, trại Gia trung 1975-1981
Chôn đời: Giữa chốn..Non ngàn...Mây bay...."
THƯƠNG TIẾC.... Những cánh chim lìa đàn !
Ngục trung hội ngộ cố tri...
Níu vai, trách Bạn: Gặp chi...Chốn nầy ?!?
Nghẽo đầu - Nữa miệng - Mím chi...
Rau răm ở lại: Có Mầy ! Có Tao !...
Đời Người: Gẩm có là bao...
Mấy Tay vọt được...Chắc nào đã VUI...???
Nhớ thời: Chia NGỌT - Xẽ BÙI....
Bây giờ, lận đận: Tối thui...Mõm " CẦY "
Ví dầu: Biết cớ sự nầy....
Cũng đành: Ở lại...Có Mầy ! Có Tao...
Nữa đời bay bổng: Chã sao...
Thanh xuân còn lại: Cho vào gió sương...
Thương Ai: Mồ lạnh khói hương...
Bạn bè: Còn - Mất...Đoạn trường...Ai hay ? ! ?
Mãnh Sư 243
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019
Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019
Thầy giáo dạy trò bài hát 'Trả lại cho dân' bị khởi tố
Thầy giáo dạy trò bài hát 'Trả lại cho dân' bị khởi tố
31 tháng 5 2019
31 tháng 5 2019
Gia đình nói thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh chỉ muốn làm điều tốt cho xã hội trong khi chính quyền nói ông 'chống nhà nước'.
Bà Nguyễn Thị Tình, vợ thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh, xác nhận với BBC hôm 30/5 tin chồng mình bị bắt:
Bà Nguyễn Thị Tình, vợ thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh, xác nhận với BBC hôm 30/5 tin chồng mình bị bắt:
"Chồng tôi bị bắt sáng 29/5 khi đang đi ăn sáng với hai con trai ở địa phận Vinh, Nghệ An. Lúc đó anh vừa đón hai con từ Đồng Tháp về."
'Bị bắt như bắt cóc'
"Sau đó khi con trai lớn 7 tuổi kể lại, chúng tôi mới biết anh bị bắt như bắt cóc." Bà nói thêm.
"Sau đó khi con trai lớn 7 tuổi kể lại, chúng tôi mới biết anh bị bắt như bắt cóc." Bà nói thêm.
"Con tôi kể lại rằng có rất nhiều người ập vào quán, lôi và tống cha lên xe. Hai con cũng bị bế đi theo. Nhưng đến nơi thì họ đưa hai con sang một phòng riêng và gọi điện cho ông nội sang ủy ban xã để nhận cháu. Còn anh bị đưa đi nơi khác và không ai được biết gì hết."
"Gia đình tôi rất rối bời, lo lắng. Hai con rất hoảng loạn, khóc suốt ngày đòi ba mẹ vì hiện gia đình chúng tôi hiện mỗi người một nơi. Ngoài ra anh còn đang bị sỏi thận nặng, có kế hoạch tháng Bảy này sẽ mổ. Sáng nay bố chồng và em trai anh đã tới nơi anh bị giam, mang theo một ít đồ nhưng không được gặp. Họ không trả lời bất cứ điều gì mà chỉ nói sẽ có công văn đưa về nhà," bà Tình nói với BBC từ Đồng Tháp, nơi bà đang dạy học.
Chính quyền nói gì?
Bản quyền hình ảnhLINH MUC ANTON ĐẶNG HỮU NAM
Image caption
Giáo xứ Mỹ Khánh cầu nguyện cho nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh
Ngày 30/5, báo Nghệ An đưa tin khởi tố Nguyễn Năng Tĩnh để điều tra hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", và ông Tĩnh bị khởi tố do ông là 'đối tượng có hoạt động móc nối, lôi kéo và chịu sự tác động của một số đối tượng cực đoan, phản động trong và ngoài nước."
Bản quyền hình ảnhLINH MUC ANTON ĐẶNG HỮU NAM
Image caption
Giáo xứ Mỹ Khánh cầu nguyện cho nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh
Ngày 30/5, báo Nghệ An đưa tin khởi tố Nguyễn Năng Tĩnh để điều tra hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", và ông Tĩnh bị khởi tố do ông là 'đối tượng có hoạt động móc nối, lôi kéo và chịu sự tác động của một số đối tượng cực đoan, phản động trong và ngoài nước."
"Trên Facebook cá nhân của mình, Nguyễn Năng Tĩnh đã đăng tải, chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân," bài báo cho hay.
Trong khi đó, trang Facebook có tên Trung đoàn 47 có các bài viết gọi ông Tĩnh là 'thầy giáo Việt Tân'.
Bài viết trên trang Facebook này nói ông Tĩnh "là đối tượng tay sai cốt cán tổ chức Việt Tân ẩn nấp trong cơ quan Nhà nước với vỏ bọc thầy giáo âm nhạc", và "là đối tượng hết sức thân cận với các chức sắc Công giáo phản động, cực đoan trong nước nói chung và tại Nghệ An nói riêng".
Đồng thời liệt kê tên Giám mục Ngô Quang Kiệt, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam.
Ông Tĩnh cũng bị quy kết đã tham gia nhiều nhóm chống đối như "Bảo vệ sự sống", "NoU FC Vinh", "Quỹ phát triển con người ", "Truyền thông công giáo", v.v...
Cùng ngày 30/5, phát ngôn viên Đảng Việt Tân khẳng định trong thông cáo đăng trên Facebook của tổ chức rằng ông Nguyễn Năng Tĩnh không phải là thành viên Việt Tân và gọi ông là 'một nhà hoạt động xã hội ôn hòa'.
"Ông Nguyễn Năng Tĩnh là một khuôn mặt quen thuộc, tích cực làm việc với nhiều người tại Nghệ An. Tuy ông không phải là thành viên của đảng Việt Tân, nhưng chúng tôi luôn ủng hộ những hoạt động ôn hòa của ông, vì Đảng Việt Tân nỗ lực có những hoạt động giúp ích và đi sát với nhu cầu thiết thực của người dân, đặc biệt tại những vùng như Miền Trung với nhiều bất công và khó khăn," thông cáo cho hay.
'Trả lại cho dân'
Bản quyền hình ảnhYOUTUBE
Image caption
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh dạy học sinh hát bài Trả lại cho dân
Sau tin ông Tĩnh bị bắt, mạng xã hội lan truyền video ông Tĩnh dạy học sinh hát bài "Trả lại cho dân", một trong những bài hát nổi tiếng của nhạc sỹ bất đồng chính kiến Việt Khang hiện đang tị nạn tại Mỹ.
Bản quyền hình ảnhYOUTUBE
Image caption
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh dạy học sinh hát bài Trả lại cho dân
Sau tin ông Tĩnh bị bắt, mạng xã hội lan truyền video ông Tĩnh dạy học sinh hát bài "Trả lại cho dân", một trong những bài hát nổi tiếng của nhạc sỹ bất đồng chính kiến Việt Khang hiện đang tị nạn tại Mỹ.
Video này cũng được đăng trên Facebook Trung đoàn 47, trong bài viết có tiêu đề "Nguyễn Năng Tĩnh - Tên nội gián Việt Tân vừa bị bắt'.
"Có chút năng khiếu nghệ thuật, Nguyễn Năng Tĩnh thường lợi dụng các cuộc tụ tập gặp mặt của bọn phản động... để hát những nhạc phẩm có nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước như 'Việt Nam tôi đâu', 'Xin hỏi anh là ai', 'Trả lại cho dân'... mục đích khuyếch trương thanh thế cho Việt Tân," trang này viết.
Được hỏi về bài hát này, bà Nguyễn Thị Tình nói "bài hát đấy rất hay, không có gì xấu xa", rằng bà cũng 'rất thích' và hai con bà đều thuộc lòng những lời bài hát.
"Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn..."
Phản ứng về cụm từ 'các thế lực thù địch'
Bàn về tù nhân chính trị VN - Đi hay ở (Phần 1)
Bàn về tù nhân chính trị VN - Đi hay ở (Phần 2)
"Chồng tôi là một người hoạt động tự do, là giảng viên nhạc, thường ngày vẫn đi dạy. Bản tính anh là một người rất nhiệt tình với cộng đồng, xã hội. Tất cả những ai cần giúp thì anh đều giúp hết mình trong khả năng của anh. Tôi khẳng định chồng tôi không làm gì sai."
"Tôi luôn ủng hộ lý tưởng của anh. Ví dụ vụ Formosa, anh tham gia phản đối điều xấu đó thì tôi thấy là hợp lý. Tôi cũng muốn làm điều đó lắm nhưng tôi không tham gia được thì tôi ủng hộ chồng. Hay những việc như lạm thu ở trường học thì anh cũng lên tiếng, chỉ giúp điều tốt, điều lợi cho người dân thôi chứ không có hại gì hết.
"Hay trường hợp những người vô tội bị đánh đập thì anh cũng góp một phần tiếng nói ủng hộ họ, không quản nguy hiểm cho mình."
"Là vợ, tôi khẳng định không thấy anh làm gì sai, cũng không có dấu hiệu gì bất thường. Anh vẫn sáng chiều đi làm công khai, không chốn chui chốn nhủi. Còn người ta bắt anh một cách vô tội vạ như thế là quyền của họ."
Theo lời kể của bà Tình, trong hơn 10 năm qua thầy giáo Tĩnh đã rất nhiều lần nhận được các giấy triệu tập của địa phương và luôn trong tình trạng bị theo dõi.
Do ủng hộ các công việc của chồng, bà Tình, hiện là giáo viên ở Đồng Tháp, cũng bị 'điều tiếng' trong trường và bị công an Nghệ An vào tận nơi để dò la.
"Tôi bán hàng online để kiếm tiền nuôi con mà người ta không mua vì nói tôi 'phản động'. Nhưng tôi tin tưởng chồng mình, tôi cũng sống có lý tưởng và tôi là hậu phương cho anh ấy để anh có thể giúp đời, giúp người. Sau này khi hai con lớn lên tôi cũng muốn được sát cánh cùng anh ấy."
"Mong cộng đồng giúp đỡ để lên tiếng để đòi lại công lý cho chồng tôi. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào chồng. Anh từng tâm sự anh là người tự do, không muốn gia nhập một tổ chức nào cả. Anh chỉ muốn cống hiến hết mình cho xã hội, cộng đồng bất cứ khi nào có ai cần. Anh chỉ muốn cho một đất nước, xã hội tốt đẹp hơn."
Nguyễn Năng Tĩnh là ai?
Bản quyền hình ảnhNGUYEN NANG TINH
Image caption
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh từng tham gia các hoạt động ủng hộ người bất đồng chính kiến
Ông Nguyễn Năng Tĩnh, sinh năm 1976, là giáo viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.
Bản quyền hình ảnhNGUYEN NANG TINH
Image caption
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh từng tham gia các hoạt động ủng hộ người bất đồng chính kiến
Ông Nguyễn Năng Tĩnh, sinh năm 1976, là giáo viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.
Ông Tĩnh từng học Nhạc viện Âm nhạc Huế. Ông là người công giáo, sinh hoạt tại giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cho hay ông Tĩnh là "người nhiệt thành dấn thân cho nhân quyền và công bằng, bác ái.
Trên Facebook cá nhân, ông Tĩnh tự giới thiệu là "làm việc chính trị và dân oan." Ông đăng nhiều các bài viết bày tỏ chính kiến về các vụ việc như Vườn rau Lộc Hưng, vụ nâng điểm thi, ủng hộ các tù nhân lương tâm như Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng...
Tối 29/5, giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tổ chức lễ cầu nguyện cho công lý, hòa bình và tự do của 'nhà hoạt động' Nguyễn Năng Tĩnh.
Hình 1 : Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh (trái) cùng Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
Hình 1 : Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh (trái) cùng Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019
PHIÊN HỌP TÌNH BÁO HOA NAM VÀ TỔNG CỤC 2 VIỆT CỘNG
PHIÊN HỌP TÌNH BÁO
HOA NAM
VÀ TỔNG CỤC 2 VIỆT CỘNG
Hội Nghị Sát Nhập VN
Vào China
: Tỉnh Hay Khu Tự Trị ? Ninh Cơ Ghi Lại, C/N 2009/12
Lời ghi chú của WebMa :
Chúng tôi đã được tài
liệu nầy từ hơn nửa năm rối, nhưng chưa tiếp sức phổ biến, vì có nghi ngờ về
tính cách xác thực của nó.Nhưng nay chúng tôi quyết định góp phần phổ biến vì
tình hình VN đã biến chuyển hoàn toàn đúng theo những gì đã được ghi trong tài
liệu nầy.
www.nationalistvietnameseforum.c
... 061509.wma
Hội Nghị Sát Nhập
Việt Nam vào China : Tỉnh
hay Khu Tự Trị ? (Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc
họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu
trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật).
Thưa các đồng chí.
Trong mấy ngày qua,
ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy
không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng
định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén.
Trong lời phát biểu
kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh : « Những gì được đưa ra bàn ở hội
nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong
những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp ». Với tư cách Chính Uỷ được
đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.
Trước hết, hội nghị
nhất trí cao về quan điểm không có và không hề có chuyện China thôn tính Việt Nam . China không có nhu cầu thôn tính
nước nào. Các nước lân bang đều nghèo. Họ cần đến China
hơn là China
cần đến họ. Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng dưới đất hoặc ngoài biển.
Không có China
giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát
triển kinh tế, mà Ðặng Tiểu Bình lãnh tụ đã vạch ra, mọi sự đèo bồng đều vô
nghĩa. Chúng kiềm hãm bước tiến vĩ đại của China vĩ đại. Thế mà ở Việt Nam lại có
những luồng dư luận như thế đấy. Nào là China
bá quyền, nào là China
bành trướng. Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được.
Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rĩ rằng cuộc vạch lại biên
cương giữa China và Việt Nam là tranh
chấp biên giới. Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên phải nhân
nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lõm vào, ở bên này hay bên kia. Nhưng, đó là
kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Các đồng chí Việt Nam thấy chúng
tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là ông Lê
Công Phụng) trả lời phỏng vấn : « Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta, bạn cũng
không bảo là của bạn.
Ðo ra mới biết là của
ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa ». Nói
thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh. Việc gì mà phải là thanh minh cơ chứ ;
Với bọn phản động chuyên gây rối à ; Cứ thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó
của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân
nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ.
Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. Vùi chúng xuống đất đen, không cho
chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai.
Việc tiêu diệt bọn
dân chủ dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam . Nó sẽ là
nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta. Thưa các đồng chí. Hội nghị đã thành công
là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để
tập trung vào đại sự : bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai.
Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có
viễn kiến và phải có sự chuẩn bị. Hợp kết China Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ
đại trên đường phát triển của tổ quốc. Với tư cách tham mưu cho cấp cao hai
bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương án phát thảo những
bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị. Nào, xin
cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này.
Trong tình thế hiện
nay, Việt Nam không còn lựa
chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc China vĩ đại.
Ði với Mỹ chăng ? Thì các đồng chí chạy đi đâu ? Trở về với tổ quốc thì các
đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm hoạ của bọn
dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của
mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy
trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng
khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta,
cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết
không để lọt vào tay kẻ khác. Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở China .
Tôi thừa nhận điều
đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng
có khác. Chúng hung hăn hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.
Nếu ở China có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự
; Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, China sẽ tận tình chi viện cho các
đồng chí, một khi có sự biến đe doạ quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng
chí. China không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn ... Các đồng chí
cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm
Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình
huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như
vậy.
Việc Việt Nam trở về với tổ quốc China vĩ đại là
việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch
sử, Việt Nam từng là quận
huyện của China , là một
nhánh của cây đại thụ China .
China và Việt Nam là một. Ðó
là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông HCM) trong lễ
tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản China . Hồ đồng chí tôn kính còn dạy
: « China , Việt Nam như môi với
răng. Môi hở thì răng lạnh ». Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng
một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình
là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà
dân tộc Choang là gì ; Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc China .
Trong thời đại hiện
nay thì thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự
độc tôn trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại
của Việt Nam
và toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu. Thế nhưng chúng ta đều đã
thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban
lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn người dựa lưng vào China, người dựa hơn
con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác. Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các
đồng chí Việt Nam
tỏ ra có lựa chọn đúng. Ngày nay, China vĩ đại phải dành lại vị trí
đã có của mình. Có Việt Nam
nhập vào, China
đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại.
Thế giới hôm nay chỉ
còn lại hai siêu cường. Ðó là China
và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa Kỳ. Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin
nhấn mạnh lại lần nữa. Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm
chưa đủ, thì nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Phải triển khai rộng hơn nữa là đè
bẹp và tiêu diệt luận điệu tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn
kiên trì lập trường độc lập dân tộc. Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử
công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về
vật chất.
Trong tướng lĩnh,
phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là nguyên chủ
tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, lẫn
vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do kém hiểu
biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường, quan điểm
và trường đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải đe nẹt cho
chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi
tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm. Ðám trí thức lèo tèo mới
là đáng ngại.
Tuy chẳng có trong
tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự
hợp nhất. Nhưng không lo. Mao chủ tịch đã dạy : « Trí thức khởi xướng được,
nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng
rùng rùng bỏ chạy ». Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ
cũng ở chỗ ấy. Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ
vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ
nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông.
Công an sẽ được cung
cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú
ý đến điểm này : Không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những
biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi.
Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng
ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được
hưởng mọi phúc lợi của người dân China hơn hẳn phúc lợi đang có. Họ
sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh
cá trên Biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng : vì xâm phạm
lãnh hải, bị hải quân China
trừng phạt. Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà
thế giới phải kiêng nể.
Tuy nhiên, tôi đặc
biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra
như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương
chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng
cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về
chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên
giới và hải đảo với mọi « sự cố » xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám
chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.
Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành của ta. Thiếu họ
không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối China khai thác Bauxite ở miền
Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ bề ở trong,
bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bày. Tiền đã trao thì cháo phải được
múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này.
Nhất là đồng chí Nông
Ðức Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất
cương quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt
đấy. Các đồng chí ạ ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào China
thì vùng Tây Nguyên của Việt Nam
là của chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác
ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bauxite của ta, ta
để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng
Tây. Nói để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương,
đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền
ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. China đến sau Phương Tây và Hoa Kỳ,
vậy mà chỉ trong vòng 1 thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy.
Ta còn chuyển dân
mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất China trên lục địa đen kia nữa.
Người China
bây giờ có quyền nói : « Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc ».
Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy
rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển.
Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp
dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng. Xin các đồng
chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân
mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt
đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng
bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư
tưởng dân tộc chủ nghĩa. Thưa các đồng chí.
Còn lại việc cuối
cùng là mô hình quản trị Việt Nam
trong tổ quốc thống nhất. Tỉnh hay khu tự trị ? Chuyện này xin các đồng chí về
nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông, Quảng Tây. Về diện tích hơn
kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì
lại quá nhỏ về vai vế. Nông đồng chí vốn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ.
Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó
Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà trung ương không thuận. Còn mấy
đồng chí Việt Nam nêu ý
kiến, hay là tổ chức China
thành liên bang, Việt Nam
sẽ là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới.
Nó đã từng được nêu
lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống nhất làm sao được
với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột. Chính chúng nó đang
muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang. Trên nguyên tắc thì
đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng nội dung bất biến.
Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của China . Có điều những danh hiệu độc
lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự
phận liệt. Không được. Quyết không được.
Thưa các đồng chí.
Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí phát huy tự do
tư tưởng ... (hết phần trích và dịch đoạn băng ghi âm).
Web Một Thời Phan
Châu Trinh Ðà Nẵng
phanchautrinhdanang.com/
https://soundcloud.com/vnch-vanconday/phien-hop-tinh-bao-hoa-nam-va-tong-cuc-2-viet-cong
Khai quật bốc mẽ lừa mị của cộng sản VN
Chế cộng sản đã được dựng lên và tồn tại cho đến ngày nay hoàn
toàn dựa trên những câu chuyện ngụy tạo và tin tức bịa đặt mà mọi sự thật đều
đã bị khai quật và phơi bày trước mắt mọi người, từ những huyền thoại để thần
thánh hóa lãnh tụ đến các gương anh hùng liệt sĩ như “Lê Văn Tám lấy thân làm
đuốc” phá hủy kho xăng của Pháp ở Gia Định, đến “Tô Vĩnh Điện lấy thân chèn
pháo” và “Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng”, “Phan Đình Giót dùng thân mình lấp
lỗ châu mai”, “Trần Can cắm cờ trên hầm chỉ huy quân Pháp” ở Điện Biên Phủ, đến
“anh hùng Nguyễn Văn Bé ôm bom diệt thiết vận xa M113 quân ngụy” tại Long An,
đến sự tích tấm ảnh “cô gái kéo xác chiếc F-4 Phantom II của quân Mỹ xâm lược”
trong Viện Bảo Tàng ở Hà-nội.
Tất cả đều là những câu chuyện ngụy tạo, bịa đặt để thúc đẩy mấy
thế hệ thanh niên Việt Nam dấn thân vào chỗ chết cho một chủ nghĩa cổ lỗ và
điên rồ. Ngày nay, dù mọi sự thật đã bị phơi bày không còn ai tin, nhưng “chế
độ khốn nạn” ấy vẫn còn đó để tiếp tục hại dân bán nước nhờ bộ máy đàn áp thô
bạo đi kèm.
Cộng sản đã sinh ra một thế hệ vứt đi
Cộng sản đã sinh ra một thế hệ vứt đi nhậu nhẹt gái gú xì ke ma túy đâm cha giết mẹ hiếp dâm trẻ em ....
Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019
Đi Chùa Vĩnh Nghiêm
Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga - Kỳ 6: Dự cảm về sự ra đi
25/11/2008 0:24
Thanh Nga thích mặc áo tuồng màu đỏ -Ảnh do gia đình cung cấp
Trước lúc án mạng xảy ra, ngôi nhà riêng của Thanh Nga bị rải những lá thư nặc danh, tờ rơi... lời lẽ hăm dọa khiến những ngày tháng cuối đời, bà luôn phấp phỏng những nỗi sợ hãi, lo lắng. Tâm hồn đa cảm của Thanh Nga không ít lần dự cảm về sự ra đi của chính mình...Mời nghe đọc bài
Lá thư nặc danh
Trong gia đình nghệ sĩ Thanh Nga, bà Lư Ánh Mai là con thứ 9, trong nhà hay gọi là cô Chín. Bà hồi tưởng lại rằng nếu nói giai đoạn nào nghệ sĩ Thanh Nga cảm thấy hạnh phúc và phát triển rực rỡ nhất trong sự nghiệp thì đó phải là sau năm 1975. Thế nhưng, lúc đó tình hình đất nước thời hậu chiến cũng còn nhiều diễn biến phức tạp khiến Thanh Nga có những nỗi phấp phỏng bất an.
Sự kiện đầu tiên là năm 1975, khi Thanh Nga đang hát trên sân khấu rạp Lux B (đường Nguyễn Văn Cừ, TP.HCM ngày nay) thì rạp bị ném lựu đạn. Có nhiều khán giả và người trong đoàn bị thiệt mạng, trong đó nghệ sĩ Thanh Nga cũng trúng thương bởi miểng lựu đạn. Tuy thoát chết nhưng cái miểng lựu đạn ấy vĩnh viễn theo Thanh Nga đến tận ngày mất vì nó quá gần phổi, bác sĩ không thể mổ lấy ra.
Đến năm 1977, dư luận lại bị chấn động bởi vụ án bắt cóc con trai Toro của nghệ sĩ Kim Cương. Toro lúc đó 5 tuổi. Khi gia đình nghệ sĩ Kim Cương giao nộp cho bọn bắt cóc 20 lượng vàng thì Toro mới được thả trước nhà thờ Đức Bà. Vụ án gây hoang mang bởi khả năng bọn bắt cóc sẽ nhắm vào con cái của những người nổi tiếng. Sinh thời, nghệ sĩ Thanh Nga rất thương cậu con trai Cúc Cu. Bà làm mẹ năm 33 tuổi, theo những người trong gia đình thì tuổi ấy là hơi trễ, nên bà càng cưng con đặc biệt. Thương con nhiều, bà không thể không để tâm những mối hiểm nguy có thể xảy ra với con.
Nghệ sĩ Thanh Nga -Ảnh do gia đình cung cấp
Nhưng nghiêm trọng nhất là trong thời gian này, Thanh Nga có những vai diễn có sức tác động mạnh mẽ đến quần chúng như vai Trưng Trắc chống giặc Đông Hán trong vở Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga chống giặc Tống trong vở Thái hậu Dương Vân Nga.
Đó đều là những vai diễn thành công vang dội, khơi gợi truyền thống yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ trong lòng công chúng. Bởi sự ảnh hưởng đó, trước nhà bà bắt đầu xuất hiện những thư nặc danh, những tờ rơi với lời lẽ đe dọa rằng nếu không dừng ngay vai Thái hậu Dương Vân Nga thì đừng có trách. Bà báo cáo chuyện này lên cơ quan chức năng. Đã có một cuộc họp nghiêm túc để xem xét vụ việc này. Nhưng cuối cùng, Thanh Nga vẫn giữ vai diễn.
Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: “Lúc đó nói cô tôi không sợ thì không phải. Cô tôi rất sợ. Nhưng diễn thì... vẫn cứ diễn”. Và cũng chính vì những tình tiết ấy mà rất lâu, rất lâu sau này vụ án Thanh Nga vẫn bao trùm quanh nó một màn sương mù bí ẩn của một nghi án ám sát.
Những linh cảm về cái chết
Hằng đêm, khi rời ánh đèn sân khấu trở về đời thường, lo lắng bất an với những mối đe dọa, Thanh Nga tìm đến với niềm tin tâm linh. Một tháng trước khi bị sát hại, trước mỗi đêm hát lúc nào bà cũng lần tràng hạt, tụng kinh niệm đức Phật Bà Quan Âm. Trong một tháng ấy, người nhà nhiều lần nghe bà nói nửa đùa nửa thật về cái chết. Bà nói nếu bà chết thì đừng cắt tóc.
Bà cũng thích một chiếc áo tuồng màu đỏ. Bà muốn khi bà chết sẽ được liệm bằng chiếc áo đỏ đó. Thật trùng hợp là đêm xảy ra án mạng, nhà nghệ sĩ Thanh Nga bị phong tỏa hiện trường, người nhà không thể lấy quần áo nên liệm bà bằng chính chiếc áo đỏ diễn tuồng đêm đó.
Thanh Nga cũng tính chuyện gửi gắm đứa con trai Cúc Cu cho người nhà. Bà có nỗi lo lắng quá mức rằng con trai mình sẽ không được cưu mang và thương yêu. Nghệ sĩ Hữu Châu kể, khi bà bầu Thơ nghe tin báo về vụ sát hại, chạy vào bệnh viện tìm con thì xác Thanh Nga vẫn còn mở mắt. Đến khi bà bầu Thơ đến bên nói: “Con hãy yên tâm, má sẽ lo cho thằng Cúc Cu”, nói xong vuốt mắt thì đôi mắt của Thanh Nga mới chịu khép lại.
Lúc đó nói cô tôi không sợ thì không phải. Cô tôi rất sợ. Nhưng diễn thì vẫn cứ diễn. - Nghệ sĩ Hữu Châu
Đêm 26.11.1978, đêm định mệnh, trong bữa ăn trước suất diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp Cao Đồng Hưng, Thanh Nga còn “nói chơi” với em gái Lư Ánh Mai: “Nếu chị chết, Chín phải xức dầu thơm cho chị. Chín phải làm mặt cho chị, đừng để chị xấu”. Tan diễn, trên đường về bị một chiếc xe hơi đằng đẵng bám theo khiến gia đình Thanh Nga cảm thấy lo lắng. Nhưng điều họ không ngờ là bọn bắt cóc là những kẻ đi xe Honda 67 bám theo họ đến trước cổng nhà. Nỗi lo âu bủa vây gia đình Thanh Nga trong một thời gian dài đã kết thúc bằng những tiếng súng chát chúa của bọn bắt cóc cướp đi sinh mạng của người nữ nghệ sĩ tài danh mệnh bạc.
Cuộc đời Thanh Nga bị cướp đi ở tuổi 36, khi bà đang ở đỉnh cao của vinh quang, của sự nghiệp, trong niềm tiếc thương một bông hoa tài sắc vẹn toàn trên sân khấu. Nhưng, những hồi ức và giai thoại đẹp đẽ về Thanh Nga vẫn sống mãi trong lòng khán giả. Điều đó đã 30 năm rồi vẫn chưa hề phai nhạt. Nhiều sân khấu có bàn thờ Thanh Nga. Và có nhiều nghệ sĩ hậu bối như NSƯT Hồng Vân, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng... - những “người dưng nước lã”, vẫn lập bàn thờ Thanh Nga trong nhà. Với bà, họ dành một sự ngưỡng mộ, yêu mến khác biệt, và lòng thành kính đó đến mức chuyển hóa thành đời sống tâm linh. (Còn tiếp)
Quang ThiKỳ 5: Cô Ba kẹo kéo Kỳ 4: Những phút cuối của một tài hoaKỳ 3: Người chụp ảnh Sơn nữ Phà Ca trong áo quan Kỳ 2: Lời khai của "người bảo vệ"Kỳ 1: Thanh Nga - cành hoa trắng mộnghttp://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200848/20081125002443.aspx
25/11/2008 0:24
Thanh Nga thích mặc áo tuồng màu đỏ -Ảnh do gia đình cung cấp
Trước lúc án mạng xảy ra, ngôi nhà riêng của Thanh Nga bị rải những lá thư nặc danh, tờ rơi... lời lẽ hăm dọa khiến những ngày tháng cuối đời, bà luôn phấp phỏng những nỗi sợ hãi, lo lắng. Tâm hồn đa cảm của Thanh Nga không ít lần dự cảm về sự ra đi của chính mình...Mời nghe đọc bài
Lá thư nặc danh
Trong gia đình nghệ sĩ Thanh Nga, bà Lư Ánh Mai là con thứ 9, trong nhà hay gọi là cô Chín. Bà hồi tưởng lại rằng nếu nói giai đoạn nào nghệ sĩ Thanh Nga cảm thấy hạnh phúc và phát triển rực rỡ nhất trong sự nghiệp thì đó phải là sau năm 1975. Thế nhưng, lúc đó tình hình đất nước thời hậu chiến cũng còn nhiều diễn biến phức tạp khiến Thanh Nga có những nỗi phấp phỏng bất an.
Sự kiện đầu tiên là năm 1975, khi Thanh Nga đang hát trên sân khấu rạp Lux B (đường Nguyễn Văn Cừ, TP.HCM ngày nay) thì rạp bị ném lựu đạn. Có nhiều khán giả và người trong đoàn bị thiệt mạng, trong đó nghệ sĩ Thanh Nga cũng trúng thương bởi miểng lựu đạn. Tuy thoát chết nhưng cái miểng lựu đạn ấy vĩnh viễn theo Thanh Nga đến tận ngày mất vì nó quá gần phổi, bác sĩ không thể mổ lấy ra.
Đến năm 1977, dư luận lại bị chấn động bởi vụ án bắt cóc con trai Toro của nghệ sĩ Kim Cương. Toro lúc đó 5 tuổi. Khi gia đình nghệ sĩ Kim Cương giao nộp cho bọn bắt cóc 20 lượng vàng thì Toro mới được thả trước nhà thờ Đức Bà. Vụ án gây hoang mang bởi khả năng bọn bắt cóc sẽ nhắm vào con cái của những người nổi tiếng. Sinh thời, nghệ sĩ Thanh Nga rất thương cậu con trai Cúc Cu. Bà làm mẹ năm 33 tuổi, theo những người trong gia đình thì tuổi ấy là hơi trễ, nên bà càng cưng con đặc biệt. Thương con nhiều, bà không thể không để tâm những mối hiểm nguy có thể xảy ra với con.
Nghệ sĩ Thanh Nga -Ảnh do gia đình cung cấp
Nhưng nghiêm trọng nhất là trong thời gian này, Thanh Nga có những vai diễn có sức tác động mạnh mẽ đến quần chúng như vai Trưng Trắc chống giặc Đông Hán trong vở Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga chống giặc Tống trong vở Thái hậu Dương Vân Nga.
Đó đều là những vai diễn thành công vang dội, khơi gợi truyền thống yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ trong lòng công chúng. Bởi sự ảnh hưởng đó, trước nhà bà bắt đầu xuất hiện những thư nặc danh, những tờ rơi với lời lẽ đe dọa rằng nếu không dừng ngay vai Thái hậu Dương Vân Nga thì đừng có trách. Bà báo cáo chuyện này lên cơ quan chức năng. Đã có một cuộc họp nghiêm túc để xem xét vụ việc này. Nhưng cuối cùng, Thanh Nga vẫn giữ vai diễn.
Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: “Lúc đó nói cô tôi không sợ thì không phải. Cô tôi rất sợ. Nhưng diễn thì... vẫn cứ diễn”. Và cũng chính vì những tình tiết ấy mà rất lâu, rất lâu sau này vụ án Thanh Nga vẫn bao trùm quanh nó một màn sương mù bí ẩn của một nghi án ám sát.
Những linh cảm về cái chết
Hằng đêm, khi rời ánh đèn sân khấu trở về đời thường, lo lắng bất an với những mối đe dọa, Thanh Nga tìm đến với niềm tin tâm linh. Một tháng trước khi bị sát hại, trước mỗi đêm hát lúc nào bà cũng lần tràng hạt, tụng kinh niệm đức Phật Bà Quan Âm. Trong một tháng ấy, người nhà nhiều lần nghe bà nói nửa đùa nửa thật về cái chết. Bà nói nếu bà chết thì đừng cắt tóc.
Bà cũng thích một chiếc áo tuồng màu đỏ. Bà muốn khi bà chết sẽ được liệm bằng chiếc áo đỏ đó. Thật trùng hợp là đêm xảy ra án mạng, nhà nghệ sĩ Thanh Nga bị phong tỏa hiện trường, người nhà không thể lấy quần áo nên liệm bà bằng chính chiếc áo đỏ diễn tuồng đêm đó.
Thanh Nga cũng tính chuyện gửi gắm đứa con trai Cúc Cu cho người nhà. Bà có nỗi lo lắng quá mức rằng con trai mình sẽ không được cưu mang và thương yêu. Nghệ sĩ Hữu Châu kể, khi bà bầu Thơ nghe tin báo về vụ sát hại, chạy vào bệnh viện tìm con thì xác Thanh Nga vẫn còn mở mắt. Đến khi bà bầu Thơ đến bên nói: “Con hãy yên tâm, má sẽ lo cho thằng Cúc Cu”, nói xong vuốt mắt thì đôi mắt của Thanh Nga mới chịu khép lại.
Lúc đó nói cô tôi không sợ thì không phải. Cô tôi rất sợ. Nhưng diễn thì vẫn cứ diễn. - Nghệ sĩ Hữu Châu
Đêm 26.11.1978, đêm định mệnh, trong bữa ăn trước suất diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp Cao Đồng Hưng, Thanh Nga còn “nói chơi” với em gái Lư Ánh Mai: “Nếu chị chết, Chín phải xức dầu thơm cho chị. Chín phải làm mặt cho chị, đừng để chị xấu”. Tan diễn, trên đường về bị một chiếc xe hơi đằng đẵng bám theo khiến gia đình Thanh Nga cảm thấy lo lắng. Nhưng điều họ không ngờ là bọn bắt cóc là những kẻ đi xe Honda 67 bám theo họ đến trước cổng nhà. Nỗi lo âu bủa vây gia đình Thanh Nga trong một thời gian dài đã kết thúc bằng những tiếng súng chát chúa của bọn bắt cóc cướp đi sinh mạng của người nữ nghệ sĩ tài danh mệnh bạc.
Cuộc đời Thanh Nga bị cướp đi ở tuổi 36, khi bà đang ở đỉnh cao của vinh quang, của sự nghiệp, trong niềm tiếc thương một bông hoa tài sắc vẹn toàn trên sân khấu. Nhưng, những hồi ức và giai thoại đẹp đẽ về Thanh Nga vẫn sống mãi trong lòng khán giả. Điều đó đã 30 năm rồi vẫn chưa hề phai nhạt. Nhiều sân khấu có bàn thờ Thanh Nga. Và có nhiều nghệ sĩ hậu bối như NSƯT Hồng Vân, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng... - những “người dưng nước lã”, vẫn lập bàn thờ Thanh Nga trong nhà. Với bà, họ dành một sự ngưỡng mộ, yêu mến khác biệt, và lòng thành kính đó đến mức chuyển hóa thành đời sống tâm linh. (Còn tiếp)
Quang ThiKỳ 5: Cô Ba kẹo kéo Kỳ 4: Những phút cuối của một tài hoaKỳ 3: Người chụp ảnh Sơn nữ Phà Ca trong áo quan Kỳ 2: Lời khai của "người bảo vệ"Kỳ 1: Thanh Nga - cành hoa trắng mộnghttp://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200848/20081125002443.aspx
Đờn ca tài tử trong không gian văn hóa Nam bộ
Đờn ca tài tử trong không gian văn hóa Nam bộ
Cứ mỗi dịp Xuân về, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến cái Tết cổ truyền rộn ràng tại làng quê Vĩnh Kim thân thương của mình hơn nửa thế kỷ trước đây, với bao nhiêu lễ nghi tập tục được mọi người trân trọng gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ấn tượng sâu sắc nhứt đối với tôi trong ba ngày Tết chính là vào mùng Hai, một ngày hết sức quan trọng của đại gia đình chúng tôi. Tất cả mọi người trong dòng họ tụ tập tại nhà người cậu thứ Tư, cũng là nhà hương hỏa thờ cúng ông bà, để vừa vui Xuân vừa dự buổi hòa nhạc theo phong cách đờn ca tài tử miềnNam . Đặc biệt ngày hôm đó không chỉ bà con lối xóm mà cả người mộ điệu ở các làng lân cận cũng đều tụ tập tới đây rất đông để thưởng thức âm nhạc.
Gia đình tôi vốn có truyền thống về đờn ca tài tử ở Tiền Giang. Ngày xưa người đứng đầu một nhóm đờn ca tài tử gọi là “chủ soái”, theo cách gọi của những người trong giới. Ở làng Vĩnh Kim, ông nội tôi là Trần Quang Diệm được xem là một chủ soái, được giới đờn ca tài tử nhắc đến nhờ tiếng đờn tỳ bà đặc biệt và nhiều sáng tác của ông dành cho loại đờn này. Đến đời cha tôi - ông Trần Quang Triều - cũng là một người đờn tài tử danh tiếng của làng với tiếng đờn kìm gân guốc hay tiếng độc huyền nỉ non. Cha tôi còn chế ra cách lên dây đờn kìm rất đặc biệt mà ông đặt tên là dây “Tố lan” dùng để đờn hai bản Văn thiên tường và Tứ đại oán. Ở làng Đông Hòa (Mỹ Tho) thì có ông ngoại tôi là Nguyễn Tri Túc rất say mê âm nhạc và chuyên về đờn kìm, đờn cò. Cả ba người con trai của ông, cậu Tư Lạc, cậu Năm Khương và cậu Mười Ân đều sành đờn ca tài tử và tiếng đờn của người nào cũng rất điêu luyện.
Lứa con cháu như chúng tôi được hòa đờn với những người thầy và các bậc trưởng thượng thì rất tự hào. Đây là dịp để học hỏi thêm, mỗi người trong khi đờn vẫn lắng nghe người khác, giữ đúng nhịp, đôi khi có những câu chuyền từ câu cuối lớp nầy qua câu đầu lớp khác, lại có những lúc im lắng để cho một hai nhạc cụ độc tấu hay song tấu rồi sau đó cùng hòa tấu mà mỗi lần hòa với nhau đều có sự sáng tạo bất ngờ.
Buổi “khai đờn” long trọng vào ngày mùng Hai Tết hàng năm - tựa như văn nhân “khai bút” hay nhà nông “khai canh” - chính là một nét đẹp truyền thống mang đậm tính văn hóa dân tộc, mà tiếc thay nhiều năm nay do hoàn cảnh mỗi người một phương nên không còn duy trì được nữa.
Vài nét về đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử hình thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ởNam bộ. Các nhạc sĩ, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống Ca Huế. Trên đường đi họ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam , từ đó tiếng đờn giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng. Nhưng khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi rất nhiều, thậm chí một số bài bản tuy mang cùng tên mà nét nhạc đã khác xa. Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không còn y khuôn bản gốc ngày xưa. Người đờn người ca không muốn giữ nguyên xi như thầy đã dạy mà luôn có đôi nét thêm thắt, thay đổi, tô điểm, đưa một chút ta hòa vào trong chúng ta khiến những bài bản đậm đà thấm thía hơn. Mặt khác, do lòng luôn luôn thương nhớ cội nguồn nên các điệu các hơi của đờn ca tài tử đều phảng phất nỗi buồn và được người mộ điệu ưa thích.
Có người cho rằng chữ “tài tử” có nghĩa là không chuyên nghiệp, không phải nhà nghề. Nhưng thật ra ý nghĩa chữ “tài tử” ở đây là “người có tài” như trong câu dập dìu tài tử giai nhân (Kiều). Ngoài ra, “tài tử” còn ám chỉ việc không lấy đó làm nghề, không dùng tiếng đờn giọng hát làm kế sinh nhai mà chỉ để giải trí, để gởi gắm tâm sự riêng, hay cùng với bạn đồng điệu hòa đờn cho người mộ điệu thưởng thức.
Nhưng không phải vì vậy mà những người đờn ca tài tử có trình độ nghệ thuật thấp. Ngược lại họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, phải rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng. Vì vậy muốn trở thành một người đờn ca tài tử đúng nghĩa phải trải qua một thời gian luyện tập khá công phu.
Dàn nhạc tài tử sử dụng đờn kìm và đờn tranh, thường thì lựa tiếng thổ hòa với tiếng kim, mà nếu có thêm cây đờn cò thì càng hay. Có thể thêm đờn độc huyền, đờn tỳ bà, đờn tam. Ống sáo, ống tiêu thường dùng trong các bài buồn như Tứ đại oán hay Văn thiên tường. Và đặc biệt là song lang (có nghĩa là hai thanh tre già) dùng để gõ vào nhau khi câu nhạc đến nhịp quan trọng.
Đờn tài tử mở đầu với những câu “rao” để thử dây đồng thời thử đờn, giống như kỵ mã trước khi cưỡi ngựa ngồi ướm thử xem yên cương có đặt đúng chỗ và con ngựa có nổi chứng gì không. Câu rao của mỗi người hoàn toàn theo ngẫu hứng nên có thể đờn một cách khác nhau, chỉ cần theo đúng điệu thức đã chọn lựa. Sau đó mới lần lần đưa người nghe đi vào điệu thức, giống như hướng dẫn viên đưa du khách từng bước đi vào ngắm một căn nhà đẹp hay một khu vườn nhiều kỳ hoa dị thảo.
Về bài bản thì đờn ca tài tử có rất nhiều, nhưng đại đa số các “thầy đờn” đều cho rằng có 20 bài tổ gồm 6 Bắc (Tây thi, Cổ bản, Lưu thủy trường, Phú lục chấn, Bình bán chấn, Xuân tình chấn hay Xuân tình điểu ngữ), 3 Nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo hay Đảo ngũ cung), 4 Oán (Tứ đại oán, Phụng cầu, Giang nam, Phụng hoàng), 7 bài lớn (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá).
Đờn tài tử có khi đờn một mình như độc tấu đờn kìm hay đờn tranh. Khi hòa đờn, nếu chỉ có hai nhạc cụ thì thông thường là đờn tranh hòa với đờn kìm hoặc đờn cò. Nếu ba cây hòa chung (tam tấu) gồm đờn tranh, đờn kìm và đờn cò. Năm cây - gọi là ngũ tuyệt - gồm đờn tranh, kìm, cò, độc huyền và tỳ bà. Thỉnh thoảng lại có ống sáo hay ống tiêu cùng hòa và về sau có thêm ghi-ta phiếm lõm. Hiếm khi hòa đờn mà không có ca, vì vậy người ca đóng vai trò rất quan trọng.
Điểm độc đáo của cách hòa đờn trong ca tài tử là áp dụng nguyên tắc học chân phương, đờn hoa lá ngang qua lăng kính của dịch học, phù hợp với quy luật biến dịch trong vũ trụ.
Con người và sự vật luôn luôn thay đổi không ngừng, mỗi giây phút trôi qua trong cơ thể chúng ta có hằng trăm ngàn tế bào cũ chết đi và cũng chừng đó tế bào mới được sản sinh. Tuy nhiên sự thay đổi đó không làm chúng ta biến dạng bởi bên trong vẫn tồn tại những yếu tố căn bản không thay đổi, nghĩa là có biến dịch mà cũng có bất dịch. Cũng vậy, trong đờn tài tử thì nét nhạc, chữ nhấn, chữ chuyền của mỗi câu trong bài bản có thể thay đổi tùy trường phái hay người đờn nhưng lòng bản thì không thể thay đổi. Nhờ vậy, dầu cho người đờn có thêm chữ chuyền, có đổi nhịp nội ra nhịp ngoại, người nghe vẫn nhận ra bản đờn.
Ngoài biến dịch và bất dịch còn có quy luật giao dịch. Trong cuộc sống khi có sự gặp gỡ của hai yếu tố thì các yếu tố đó phải thay đổi để không trở thành xung đột. Khi hòa đờn cũng vậy, nếu tỳ bà hòa với đờn kìm, do hai tiếng đờn có màu âm gần giống nhau nên thông thường đờn kìm đờn nhịp nội trong khi tỳ bà đờn nhịp ngoại: sự thay đổi này chính là tinh thần giao dịch để có được sự hòa hợp.
Khi hòa đờn, người đờn tranh thường dùng những chữ đặc biệt như chữ “Á” (ngón tay cái của bàn tay mặt kéo rải dài từ dây đờn giọng cao xuống dây đờn giọng thấp), trong khi đó tiếng đờn kìm khảy chững chạc, nghiêm trang, chậm rãi, còn đờn cò thì dùng nhiều chữ vuốt. Ba cách đờn thay đổi để không bị đồng điệu, phối hợp môt cách nhuần nhuyễn, không bị trùng lắp và không làm biến dạng nhau, hoàn toàn đúng với quan điểm giao dịch.
Rõ ràng phong cách đờn ca tài tử rất phù hợp với triết lý dân gian của người Việt Nam chúng ta.
Đờn ca tài tử trong “Không gian văn hóa Nam bộ”
Trải qua nhiều biến chuyển, đến nay đờn ca tài tử vẫn giữ được phần nào bản sắc dân tộc, không bị bên ngoài tác động làm mất đi cái hay của nó. Do rất “nặng tình” với đờn ca tài tử nên - như nhiều người yêu âm nhạc khác tại miền Nam - từ lâu tôi đã ước mong bộ môn này được đứng vào hàng ngũ các di sản phi vật thể của nhân loại.
Tuy nhiên cho đến nay điều này vẫn chưa thể thực hiện được, vì nhiều lý do. Trước tiên, tuy cho rằng đờn ca tài tử đã ra đời từ thế kỷ XIX hoặc trước đó, nhưng trên thực tế chúng ta chưa có nhiều sử liệu hay hiện vật chứng minh một cách chính xác và cụ thể. Ngoài ra, về mặt ngôn ngữ âm nhạc, thang âm, điệu thức, tiết tấu thì bộ môn này tuy có một số nét đặc thù nhưng chưa có được bề sâu nghệ thuật đặc sắc như yêu cầu đặt ra. Hơn nữa, tuy không còn thông dụng như xưa nhưng đờn ca tài tử vẫn chưa đứng trước nguy cơ tàn lụi, khá nhiều địa phương trên cả nước đều có thành lập các câu lạc bộ, cũng như các liên hoan ca nhạc tài tử vẫn liên tục được tổ chức.
Tóm lại, nếu so sánh với hồ sơ các bộ môn nghệ thuật truyền thống trong nước đã và đang được thiết lập để trình UNESCO như Nhạc cung đình, Cồng chiêng Tây nguyên, Ca tru … thì Đờn ca tài tử còn nhiều mặt chưa đạt được những điều kiện tất yếu minh chứng đầy đủ về giá trị lịch sử lẫn nghệ thuật. Vì thế, nếu chúng ta cứ nhứt quyết lập hồ sơ ứng cử thì coi như cầm chắc thất bại.
Tuy vậy, mặc dầu bản thân đờn ca tài tử chưa đủ tầm cỡ, nhưng nếu xếp bộ môn này vào trong một “Không gian văn hóa Nam bộ” bao gồm cả nhạc lễ (xuất xứ từ nhạc lễ cung đình giản dị hóa thành dàn nhạc ngũ âm), hát ru, các điệu hò, điệu lý, rổi bóng và cả những trò chơi dân gian phong phú, tất cả được xem như một di sản đáng quý của cha ông chúng ta để lại từ thời kỳ đầu khai hoang lập nghiệp ở miền Nam, thì hồ sơ này sẽ có thêm bề dày của lịch sử và chiều sâu của nghệ thuật, nhiều khả năng được UNESCO đồng ý xét công nhận giá trị.
Theo dự kiến, chúng ta sẽ lần lượt hình thành hồ sơ ca trù trình cho UNESCO vào năm 2007, đến năm 2009 là quan họ và năm 2011 cho múa rối nước. Chúng tôi mong mỏi các cơ quan chức năng sẽ lưu tâm đến việc nghiên cứu thành lập hồ sơ “Không gian văn hóa Nam bộ” vào năm 2013, như thế đờn ca tài tử và nhạc lễ sẽ có cơ hội được tôn vinh cho thế giới biết đến rộng rãi. Từ đó có thể kích thích giới trẻ trong nước tìm đến với bộ môn đờn ca tài tử truyền thống, nắm được tinh hoa trong nghệ thuật cổ truyền và sáng tạo những nhạc phẩm mới để làm cho di sản âm nhạc tài tử được phong phú hơn xưa.
------------------------------------------------------------
GSTS Trần Văn Khê
Cứ mỗi dịp Xuân về, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến cái Tết cổ truyền rộn ràng tại làng quê Vĩnh Kim thân thương của mình hơn nửa thế kỷ trước đây, với bao nhiêu lễ nghi tập tục được mọi người trân trọng gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ấn tượng sâu sắc nhứt đối với tôi trong ba ngày Tết chính là vào mùng Hai, một ngày hết sức quan trọng của đại gia đình chúng tôi. Tất cả mọi người trong dòng họ tụ tập tại nhà người cậu thứ Tư, cũng là nhà hương hỏa thờ cúng ông bà, để vừa vui Xuân vừa dự buổi hòa nhạc theo phong cách đờn ca tài tử miền
Gia đình tôi vốn có truyền thống về đờn ca tài tử ở Tiền Giang. Ngày xưa người đứng đầu một nhóm đờn ca tài tử gọi là “chủ soái”, theo cách gọi của những người trong giới. Ở làng Vĩnh Kim, ông nội tôi là Trần Quang Diệm được xem là một chủ soái, được giới đờn ca tài tử nhắc đến nhờ tiếng đờn tỳ bà đặc biệt và nhiều sáng tác của ông dành cho loại đờn này. Đến đời cha tôi - ông Trần Quang Triều - cũng là một người đờn tài tử danh tiếng của làng với tiếng đờn kìm gân guốc hay tiếng độc huyền nỉ non. Cha tôi còn chế ra cách lên dây đờn kìm rất đặc biệt mà ông đặt tên là dây “Tố lan” dùng để đờn hai bản Văn thiên tường và Tứ đại oán. Ở làng Đông Hòa (Mỹ Tho) thì có ông ngoại tôi là Nguyễn Tri Túc rất say mê âm nhạc và chuyên về đờn kìm, đờn cò. Cả ba người con trai của ông, cậu Tư Lạc, cậu Năm Khương và cậu Mười Ân đều sành đờn ca tài tử và tiếng đờn của người nào cũng rất điêu luyện.
Lứa con cháu như chúng tôi được hòa đờn với những người thầy và các bậc trưởng thượng thì rất tự hào. Đây là dịp để học hỏi thêm, mỗi người trong khi đờn vẫn lắng nghe người khác, giữ đúng nhịp, đôi khi có những câu chuyền từ câu cuối lớp nầy qua câu đầu lớp khác, lại có những lúc im lắng để cho một hai nhạc cụ độc tấu hay song tấu rồi sau đó cùng hòa tấu mà mỗi lần hòa với nhau đều có sự sáng tạo bất ngờ.
Buổi “khai đờn” long trọng vào ngày mùng Hai Tết hàng năm - tựa như văn nhân “khai bút” hay nhà nông “khai canh” - chính là một nét đẹp truyền thống mang đậm tính văn hóa dân tộc, mà tiếc thay nhiều năm nay do hoàn cảnh mỗi người một phương nên không còn duy trì được nữa.
Vài nét về đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử hình thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
Có người cho rằng chữ “tài tử” có nghĩa là không chuyên nghiệp, không phải nhà nghề. Nhưng thật ra ý nghĩa chữ “tài tử” ở đây là “người có tài” như trong câu dập dìu tài tử giai nhân (Kiều). Ngoài ra, “tài tử” còn ám chỉ việc không lấy đó làm nghề, không dùng tiếng đờn giọng hát làm kế sinh nhai mà chỉ để giải trí, để gởi gắm tâm sự riêng, hay cùng với bạn đồng điệu hòa đờn cho người mộ điệu thưởng thức.
Nhưng không phải vì vậy mà những người đờn ca tài tử có trình độ nghệ thuật thấp. Ngược lại họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, phải rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng. Vì vậy muốn trở thành một người đờn ca tài tử đúng nghĩa phải trải qua một thời gian luyện tập khá công phu.
Dàn nhạc tài tử sử dụng đờn kìm và đờn tranh, thường thì lựa tiếng thổ hòa với tiếng kim, mà nếu có thêm cây đờn cò thì càng hay. Có thể thêm đờn độc huyền, đờn tỳ bà, đờn tam. Ống sáo, ống tiêu thường dùng trong các bài buồn như Tứ đại oán hay Văn thiên tường. Và đặc biệt là song lang (có nghĩa là hai thanh tre già) dùng để gõ vào nhau khi câu nhạc đến nhịp quan trọng.
Đờn tài tử mở đầu với những câu “rao” để thử dây đồng thời thử đờn, giống như kỵ mã trước khi cưỡi ngựa ngồi ướm thử xem yên cương có đặt đúng chỗ và con ngựa có nổi chứng gì không. Câu rao của mỗi người hoàn toàn theo ngẫu hứng nên có thể đờn một cách khác nhau, chỉ cần theo đúng điệu thức đã chọn lựa. Sau đó mới lần lần đưa người nghe đi vào điệu thức, giống như hướng dẫn viên đưa du khách từng bước đi vào ngắm một căn nhà đẹp hay một khu vườn nhiều kỳ hoa dị thảo.
Về bài bản thì đờn ca tài tử có rất nhiều, nhưng đại đa số các “thầy đờn” đều cho rằng có 20 bài tổ gồm 6 Bắc (Tây thi, Cổ bản, Lưu thủy trường, Phú lục chấn, Bình bán chấn, Xuân tình chấn hay Xuân tình điểu ngữ), 3 Nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo hay Đảo ngũ cung), 4 Oán (Tứ đại oán, Phụng cầu, Giang nam, Phụng hoàng), 7 bài lớn (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá).
Đờn tài tử có khi đờn một mình như độc tấu đờn kìm hay đờn tranh. Khi hòa đờn, nếu chỉ có hai nhạc cụ thì thông thường là đờn tranh hòa với đờn kìm hoặc đờn cò. Nếu ba cây hòa chung (tam tấu) gồm đờn tranh, đờn kìm và đờn cò. Năm cây - gọi là ngũ tuyệt - gồm đờn tranh, kìm, cò, độc huyền và tỳ bà. Thỉnh thoảng lại có ống sáo hay ống tiêu cùng hòa và về sau có thêm ghi-ta phiếm lõm. Hiếm khi hòa đờn mà không có ca, vì vậy người ca đóng vai trò rất quan trọng.
Điểm độc đáo của cách hòa đờn trong ca tài tử là áp dụng nguyên tắc học chân phương, đờn hoa lá ngang qua lăng kính của dịch học, phù hợp với quy luật biến dịch trong vũ trụ.
Con người và sự vật luôn luôn thay đổi không ngừng, mỗi giây phút trôi qua trong cơ thể chúng ta có hằng trăm ngàn tế bào cũ chết đi và cũng chừng đó tế bào mới được sản sinh. Tuy nhiên sự thay đổi đó không làm chúng ta biến dạng bởi bên trong vẫn tồn tại những yếu tố căn bản không thay đổi, nghĩa là có biến dịch mà cũng có bất dịch. Cũng vậy, trong đờn tài tử thì nét nhạc, chữ nhấn, chữ chuyền của mỗi câu trong bài bản có thể thay đổi tùy trường phái hay người đờn nhưng lòng bản thì không thể thay đổi. Nhờ vậy, dầu cho người đờn có thêm chữ chuyền, có đổi nhịp nội ra nhịp ngoại, người nghe vẫn nhận ra bản đờn.
Ngoài biến dịch và bất dịch còn có quy luật giao dịch. Trong cuộc sống khi có sự gặp gỡ của hai yếu tố thì các yếu tố đó phải thay đổi để không trở thành xung đột. Khi hòa đờn cũng vậy, nếu tỳ bà hòa với đờn kìm, do hai tiếng đờn có màu âm gần giống nhau nên thông thường đờn kìm đờn nhịp nội trong khi tỳ bà đờn nhịp ngoại: sự thay đổi này chính là tinh thần giao dịch để có được sự hòa hợp.
Khi hòa đờn, người đờn tranh thường dùng những chữ đặc biệt như chữ “Á” (ngón tay cái của bàn tay mặt kéo rải dài từ dây đờn giọng cao xuống dây đờn giọng thấp), trong khi đó tiếng đờn kìm khảy chững chạc, nghiêm trang, chậm rãi, còn đờn cò thì dùng nhiều chữ vuốt. Ba cách đờn thay đổi để không bị đồng điệu, phối hợp môt cách nhuần nhuyễn, không bị trùng lắp và không làm biến dạng nhau, hoàn toàn đúng với quan điểm giao dịch.
Rõ ràng phong cách đờn ca tài tử rất phù hợp với triết lý dân gian của người Việt Nam chúng ta.
Đờn ca tài tử trong “Không gian văn hóa Nam bộ”
Trải qua nhiều biến chuyển, đến nay đờn ca tài tử vẫn giữ được phần nào bản sắc dân tộc, không bị bên ngoài tác động làm mất đi cái hay của nó. Do rất “nặng tình” với đờn ca tài tử nên - như nhiều người yêu âm nhạc khác tại miền Nam - từ lâu tôi đã ước mong bộ môn này được đứng vào hàng ngũ các di sản phi vật thể của nhân loại.
Tuy nhiên cho đến nay điều này vẫn chưa thể thực hiện được, vì nhiều lý do. Trước tiên, tuy cho rằng đờn ca tài tử đã ra đời từ thế kỷ XIX hoặc trước đó, nhưng trên thực tế chúng ta chưa có nhiều sử liệu hay hiện vật chứng minh một cách chính xác và cụ thể. Ngoài ra, về mặt ngôn ngữ âm nhạc, thang âm, điệu thức, tiết tấu thì bộ môn này tuy có một số nét đặc thù nhưng chưa có được bề sâu nghệ thuật đặc sắc như yêu cầu đặt ra. Hơn nữa, tuy không còn thông dụng như xưa nhưng đờn ca tài tử vẫn chưa đứng trước nguy cơ tàn lụi, khá nhiều địa phương trên cả nước đều có thành lập các câu lạc bộ, cũng như các liên hoan ca nhạc tài tử vẫn liên tục được tổ chức.
Tóm lại, nếu so sánh với hồ sơ các bộ môn nghệ thuật truyền thống trong nước đã và đang được thiết lập để trình UNESCO như Nhạc cung đình, Cồng chiêng Tây nguyên, Ca tru … thì Đờn ca tài tử còn nhiều mặt chưa đạt được những điều kiện tất yếu minh chứng đầy đủ về giá trị lịch sử lẫn nghệ thuật. Vì thế, nếu chúng ta cứ nhứt quyết lập hồ sơ ứng cử thì coi như cầm chắc thất bại.
Tuy vậy, mặc dầu bản thân đờn ca tài tử chưa đủ tầm cỡ, nhưng nếu xếp bộ môn này vào trong một “Không gian văn hóa Nam bộ” bao gồm cả nhạc lễ (xuất xứ từ nhạc lễ cung đình giản dị hóa thành dàn nhạc ngũ âm), hát ru, các điệu hò, điệu lý, rổi bóng và cả những trò chơi dân gian phong phú, tất cả được xem như một di sản đáng quý của cha ông chúng ta để lại từ thời kỳ đầu khai hoang lập nghiệp ở miền Nam, thì hồ sơ này sẽ có thêm bề dày của lịch sử và chiều sâu của nghệ thuật, nhiều khả năng được UNESCO đồng ý xét công nhận giá trị.
Theo dự kiến, chúng ta sẽ lần lượt hình thành hồ sơ ca trù trình cho UNESCO vào năm 2007, đến năm 2009 là quan họ và năm 2011 cho múa rối nước. Chúng tôi mong mỏi các cơ quan chức năng sẽ lưu tâm đến việc nghiên cứu thành lập hồ sơ “Không gian văn hóa Nam bộ” vào năm 2013, như thế đờn ca tài tử và nhạc lễ sẽ có cơ hội được tôn vinh cho thế giới biết đến rộng rãi. Từ đó có thể kích thích giới trẻ trong nước tìm đến với bộ môn đờn ca tài tử truyền thống, nắm được tinh hoa trong nghệ thuật cổ truyền và sáng tạo những nhạc phẩm mới để làm cho di sản âm nhạc tài tử được phong phú hơn xưa.
------------------------------------------------------------
GSTS Trần Văn Khê
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)