Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Kỹ niêm 16 năm ngày ra đi cua ngài TT NGUYỄN VĂN THIỆ


Kỹ niêm 16 năm ngày ra đi cua ngài TT NGUYỄN VĂN THIỆU dù ngài ra đi mãi mãi nhưng câu nói cũa ngài vẫn mãi trong lòng dân việt
Nguyễn Văn Thiệu was the president of South Vietnam from 1965 to 1975. He was a general in the Army of the Republic of Vietnam, became head of a military junta, and then president after winning a scheduled election. Wikipedia
Born: April 5, 1923, Phan Rang–Tháp Chàm, Vietnam
Died: September 29, 2001, Boston, Massachusetts, United States
Spouse: Nguyễn Thị Mai Anh (m. 1951)
Education: United States Army Command and General Staff College
Siblings: Nguyen Van Kieu, Nguyen Van Hieu
Children: Nguyen Thieu Long, Nguyen Thi Tuan Anh, Nguyen Quang Loc

'Người Cày Có Ruộng' - Niềm an ủi của Tổng thống Thiệu

'Người Cày Có Ruộng' - Niềm an ủi của Tổng thống Thiệu
Ngày Tổng thống Thiệu ra đi (29/9/2001), ông đã mang xuống tuyền đài bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu nỗi buồn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng ông cũng đã mang theo một sự yên ủi vô biên, một niềm vui cuối cùng của cuộc đời. Đó là sự thành công trong lãnh vưc kinh tế, xã hội. Đạo luật về "Người Cày Có Ruộng" và kết quả (tương đối là tốt đẹp) về cải cách điền địa là một điểm sáng chói trong sự nghiệp lãnh đạo của ông. Ảnh hưởng của nó vào đời sống người nông dân là một thành quả lớn lao của nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Truyền thông Mỹ không bao giờ bình luận về khía cạnh tích cực này cũng như thành tích "5 Năm Vàng Son, 1955-1960" của Đệ Nhất Cộng Hòa (xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, chương 13). Mỗi khi đề cập tới Việt Nam thì chỉ là "Vietnam War," như ta đang xem phim tài liệu dài 18 giờ do Ken Burns thực hiện. Đài PBS bắt đầu chiếu phim này từ ngày 19/9/2017. Thật là một sự trùng hợp: chi khoảng hai tuần sau, New York Historical Society lại có một triển lãm lớn tại bảo tàng ở số 170 Central Park West, NYC từ ngày 4/10/2017 tới 22/4/2018, với cùng chủ đề "Vietnam War."
Hội chứng Việt Nam đã trở thành một phần của lịch sử Hoa Kỳ, được giảng dạy ở các đại học, nhưng cũng chỉ nhắm vào Vietnam War, với cái nhìn của người Mỹ, dù luôn nói rằng "với góc độ từ mọi phía tham gia cuộc chiến." Chắc chắn rằng cuốn phim do PBS trình chiếu cũng như hình ảnh tại triển lãm ở New York sẽ không bao gồm - dù chỉ một ít - hình ảnh nói lên những xây dựng của VNCH ngay giữa một cuộc chiến hoang tàn.
Cho nên, nhân dịp ngày giỗ TT Thiệu (29/9/2017), chúng tôi nhắc lại kỷ niệm người cày có ruộng để phần nào vinh danh người quá cố (xem Tâm Tư Tổng thống Thiệu, chương 22).
Tấc đất tấc vàng
Người khôn của khó. Lo lắng chính của người dân ta là làm sao có được một mảnh đất để sinh sống. Nếu như mảnh đất ấy lại nằm gần nước thì là vàng. 'Đất Nước tôi': đất và nước. Chỉ có người Việt Nam ta mới dùng hai chữ này để chỉ quê hương, tổ quốc mình. Một lý do là vì đại đa số nhân dân chỉ sinh sống loanh quanh ở những vùng đất ven sông. Lúc đầu con cháu Văn Lang, Âu Lạc đã kéo nhau tới vùng đồng bằng sông Hồng Hà. Tới thời Nam tiến thì vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tính ra thì tới 75% dân số Miền Bắc sinh sống ở đồng bằng sông Hồng và 75% nhân dân Miền Nam, ở đồng bằng Cửu Long.
Cải cách điền địa
Từ ngày lập quốc, tổ tiên ta đã để ý tới việc phân chia ruộng đất, làm sao cho đa số người dân được chia sẽ đất đai. Tới năm 207 trước Tây nguyên, theo phép tỉnh điền của Tầu, Triệu Đà đã phân chia đất đai: mỗi mảnh đất được chia làm 9 lô: lô ở giữa thuộc công điền, còn lại thì phân chia cho 8 gia đình, họp lại là một "tỉnh" (tsing). Dần dần, vua chia cho mỗi thanh niên 100 mẫu ('meou') tương đương 3,600 mét vuông để canh tác. Khi tới 60 tuổi thì phải trả lại để chia cho người khác. Nhờ không có tích lũy đất đai nên sự cách biệt giầu nghèo không quá lớn, công bình xã hội thời ấy đã tiến bộ xa hơn ở nhiều quốc gia khác.
Đến đời vua Trần Thuận Tôn (năm 1388) thì có chiếu ấn định không người dân nào được sở hữu quá 10 mẫu. Dưới triều Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng đều làm luật cải cách điền địa. Nổi tiếng là Sứ thần đặc trách Phát triển Nông thôn tên là Nguyễn Công Trứ, ông có công lớn biến đổi vùng đất hoang vu miền duyên hải gồm Ninh Bình, Nam định, Hải Dương thành đất canh tác và phân chia cho nông dân (trong đó có gia đình của tác giả).
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Tổng thống Ngô Đình Diệm cố gắng cải cách ruộng đất trong điều kiện chính trị, kinh tế thật khó khăn vào lúc mới thành lập nền Cộng Hòa. Ông đã mạnh dạn ký Dụ số 57 (tháng 10, 1956) nhằm khởi sự một cuộc cách mạng ruộng đất, nhắm vào nhiều lãnh vực: cải tổ quy chế tá điền, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, dinh điền, để cho dân khai thác; khuyến khích chủ điền tự ý phân chia điền sản để bán cho tá điền rồi chính phủ giúp nông dân tín dụng để mua đất. Thành quả của bước đầu đang được gặt hái trong "Năm Năm Vàng Son" (Xem Chương 13, Khi Đồng Minh Nhảy Vào) thì ông bị sát hại năm 1963. Trong hai năm tiếp theo, tình hình chính trị Miền Nam thật nhiễu nhương, làm mất đi cái đà của những tiến bộ kinh tế và xã hội, trong đó có sự dán đoạn của công cuộc cải cách điền địa.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa
Vừa lên chức Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, Tướng Thiệu ký ngay Sắc Luật 020/65 ngày 8 tháng 10, 1965 để sửa đổi Dụ 57, "cấp quyền sở hữu thiệt thọ cho nông dân mua ruộng truất hữu." Cùng một ngày vào năm sau, ông ký Sắc Luật số 021/66 "cấp quyền thực trưng vô thường trên những sở đất thuộc công sản Quốc gia tại các Dinh điền và Trại định cư cho những người đang thực sự khai khẩn." (Chúng tôi may mắn sưu tầm được bản gốc của cả hai sắc luật này và in trong cuốn Tâm Tư TT Thiệu, trang 472-473).
Trong một chuyến đi Miền Tây vào tháng 2, 1966, ông tuyên bố ở Ba Tri (tỉnh Bến Tre) là ông không đồng ý với việc chính phủ cứ khư khư giữ đất lại. Ông tuyên bố: "Đất đai phải thuộc về người trồng cấy." Chương trình được đại sứ Mỹ Bunker hết sức ủng hộ.
image008
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chiến tranh đã tàn phá miền Nam Việt Nam
Hai trở ngại lớn và biện pháp giải quyết
Ngay từ ban đầu, nỗ lực cải cách điền địa đã gặp phải hai trở ngại lớn từ hai phía Mỹ, Việt.
Về phía Mỹ, cơ quan viện trợ USAID là nguồn hỗ trợ một phần tài chính và kỹ thuật cho chương trình này thì lại thiếu nhất quán về vấn đề 'quyền tư hữu đất đai.' Có hai trường phái: một trường phái cho rằng người nông dân Việt Nam đã quen với truyền thống tá điền, không hiểu nhiều và cũng không đặt vấn đề sở hữu đất, miễn sao chính phủ giúp cho họ ổn định, giữ được khế ước cho lâu dài, không tăng tô (tiền thuê đất) là được rồi, việc phân chia đất làm sở hữu sẽ đưa lại nhiều vấn đề rắc rối. Trường phái thứ hai thì có ý kiến ngược lại: sở hữu đất là quan trọng nhất và có ý nghĩa sâu xa đối với nông dân. Theo quan điểm này, ý niệm về công bình xã hội phải gắn chặt với việc người nông dân được sở hữu một miếng đất. Chế độ tá điền dù được hoàn thiện tới bao nhiêu cũng không thể thay thế được mục tiêu này.
Để đi tới một kết luận cho vững chắc, Viện Nghiên Cứu Stanford (Stanford Research Institute gọi tắt là SRI) của Đại học Stanford được USAID thuê để nghiên cứu thật sâu vấn đề này trong hai năm 1966-1968, dùng những kỹ thuật tân tiến để trắc nghiệm thái độ và quan niệm của nông dân. Kết quả trắc nghiệm cho thấy thật rõ ràng: người dân ước mong làm sở hữu mãi mãi một miếng đất. Đối với một nông dân sống trong mái nhà tranh, trên một mảnh đất khoảng 1/3 mẫu, làm sao có được một vài sào ruộng để canh tác là giấc mơ. Miếng đất ấy sẽ nối kết quá vãng, hiện tại và tương lai. Nó nối kết tổ tiên với con, với cháu. Rồi lúc người nông dân về già, không còn canh tác được nữa thì lấy gì mà sống? Vì hết còn làm tá điền, phải trả đất lại cho ông phú nông thì chỉ còn trông mong vào con cái. Chúng nó mà lờ đi thì hết đường vì đâu có 'savings' (tiền tiết kiệm) hay "social security".
Về phía Việt, trở ngại lớn nhất là sự chống đối của các đại điền chủ. Ruộng đất miền Đồng Bằng Cửu Long có một đặc tính hãn hữu: đó là nó tập trung quá nhiều vào vài nghàn điền chủ lớn. Ngay từ cuối Thế kỷ 19, dân gian ta đã có câu nói về tứ đại phú: "Nhất Sỹ, nhì Phương, ba Xường tứ Định." Người thứ tư là Định thì sau này có thay đổi thành "tứ Hỏa" (hay Chú Hỏa), rồi "tứ Bưởi" (Bạch Thái Bưởi). Nhưng người thứ nhất là Sỹ, tức Huyện Sỹ (người xây nhà thờ Huyện Sỹ, bà con với Nam Phương Hoàng hậu) thì không bao giờ thay đổi. Đây là bốn đại đại gia sở hữu nhiều ruộng đất nhất, nằm sát nhau, trải ra thành những cánh đồng xanh tươi "thẳng cánh cò bay" ở Miền Tây, trông thật ngoạn mục.
Trong bối cảnh ấy, cải cách điền địa nhằm giới hạn quyền sở hữu đất đai là một việc hết sức khó khăn. Tuy nhiên, chính phủ đã thuyết phục được các địa chủ bằng ba cách: thứ nhất là tranh đấu được sự ủng hộ của đại đa số nông dân (qua đài phát thanh, truyền đơn, hội thảo) và dùng kết quả để thuyết phục chủ đất; thứ hai, bồi thường khá xòng phẳng bằng cách mua lại đất để phân chia cho nông dân. Tài trợ việc mua đất bằng một sáng kiến: bán công khố phiếu (hay trái phiếu chính phủ) với lãi xuất hấp dẫn 10% một năm cho địa chủ, phần còn lại thì trả bằng tiền mặt. Thứ ba, có một yếu tố thuận lợi khác nữa: trong cái rủi cũng có cái may: đó là vì tình hình thiếu an ninh ở một số khu vực nông thôn, điền chủ cũng dễ dàng hơn trong việc chấp nhận nhường ruộng lại cho chính phủ.
image009
Bản quyền hình ảnh Other Image caption Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đón đoàn Quốc hội Mỹ, mùa hè 1974. Tác giả Nguyễn Tiến Hưng ngồi ở bìa trái hình
Chọn An Giang làm thí điểm
Sau khi vượt được cả hai trở ngại, công cuộc cải cách điền địa tiến tới những bước đi thật dài. Tháng 1, năm 1967: TT Thiệu đề nghị chọn An Giang làm nơi thí điểm. Ở vùng đồng bằng Cửu Long (rộng trên 37 ngàn cây số vuông, với dân số gần 7 triệu người - 34% dân số Miền Nam), An Giang là tỉnh đông dân thứ nhì (1.4 triệu người với mật độ rất cao: 341 người một cây số vuông), chỉ sau Hậu Giang (1.9 triệu người, mật độ 372 người).
Kinh nghiệm An Giang được áp dụng ngay vào hai tỉnh Chương Thiện, và Kiến Tường rồi lan ra những tỉnh khác. Tháng 7, 1969 TT Thiệu đệ nộp Quốc Hội đạo luật 'Người Cày Có Ruộng'. Thoạt đầu, Hạ Viện thông qua (vào tháng 9), nhưng dự thảo luật vẫn được tranh luận rộng rãi. Ủy Ban Canh Nông Thượng Viện xem xét và tu sửa lại. Sau cùng cả lưỡng viện đều thống nhất theo đúng tinh thần dân chủ.
'Người cày có ruộng'
Ngày 26/3/1970 là ngày quan trọng, được chỉ định là 'ngày lễ nghỉ toàn quốc'. Hôm đó, trong một nghi lễ long trọng ở vùng Đồng bằng Cửu Long, Tổng thống Thiệu ký thành Luật 'Người Cày Có Ruộng.' Luật có những quy định chính như sau:
Hủy bỏ quy chế tá điền;
Phân chia công điền, công thổ;
Giới hạn mỗi điền chủ chỉ được canh tác một diện tích không quá 15 mẫu; trên số đó là phải bán cho chính phủ để tái phát cho nông dân;
Ưu tiên dành cho người trực tiếp canh tác đất đai truất hữu;
Đền bù cho chủ đất thật nhanh và tương đối là công bằng: 20% bằng tiền mặt; 80% bằng công khố phiếu với 10% lãi suất trong 8 năm (có thể dùng để chuyển nhượng, thế chấp vay ngân hàng, cầm cố).
Điều quan trọng nhất của chương trình là đã hủy bỏ được quy chế tá điền từ bao nhiêu thế kỷ, giải phóng được tâm lý người nông dân luôn phải làm thuê cấy mướn.
Cải tiến kỹ thuật và tín dụng để hỗ trợ nông dân
Tuy là có ruộng, nhưng diện tích phân chia cho nông dân rất nhỏ nên đòi hỏi phải làm thể nào để giúp tăng năng xuất. Từ thời Tổng thống Diệm nhiều loại giống lúa mới đã được nhập vào. Nhưng từ 1967 thì có sự cải tiến kỹ thuật vượt mức với nỗ lực gọi là , 'Cuộc cách mạng xanh' - nhập loại giống lúa mới IR-8 vừa được Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế (International Rice Research Institute - IRRI) ở Phi Luật Tân phát minh.
TT Thiệu cho thử nghiệm loại này ở Võ Đạt (còn gọi là Xã Võ Đất), tỉnh Phan Thiết (bây giờ là Bình Thuận), vì nông dân ở đây vừa bị mất cả một vụ lúa do trận lụt lớn. Thử nghiệm thành công ở Võ Đạt chẳng mấy lúc đã được lặp lại ở Long Định (Mỹ Tho) và Bến Lức (Long An), rồi lán ra thật nhanh tới khắp Đồng bằng Cửu Long. Nông dân nơi nơi phấn khởi áp dụng giống lúa mới, gọi nó là 'lúa thần nông'.
Bây giờ, có ruộng, có lúa thần nông rồi, nhưng nông dân lấy tiền đâu mà mua lúa giống, máy cày, xăng nhớt, phân bón, thuốc sát trùng. Vấn đề này được giải quyết một phần qua chương trình tăng tín dụng nông thôn. Năm 1967 Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp được thành lập (Agricultural Development Bank of Vietnam - ADBV) thay Quốc Gia Nông Tín Cuộc.
Năm 1969 cũng là năm thành lập các Ngân hàng Nông thôn (Rural Banks). Tới 1972 thì ngân hàng này đã có mặt tại tất cả 44 tỉnh. Tới cuối 1973 đã có tới 64 ngân hàng và kế hoạch là tới 1980, sẽ mở chi nhánh hoạt động ở tất cả 250 quận của 44 tỉnh.
Với số tín dụng, nông dân có thể mua phân bón, đồ ăn gia súc, thuốc sát trùng, máy bơm nước đáp ứng đòi hỏi của lúa thần nông, 'gia súc thần nông.' Sản ngạch tăng, ở nhiều nơi nông dân còn thặng dư gạo bán ra, mua được xe máy, gọi là "Honda Rice".
Ngày vui vô biên của TT Thiệu
Cuộc cải cách điền địa đã thành một 'cuộc cách mạng ruộng đất,' hỗ trợ mục tiêu xây dựng công bình xã hội. Ảnh hưởng của nó đã làm cho chương trình Phát Triển Nông Thôn có nhiều tiến bộ. Lúa Thần Nông tăng năng xuất; tín dụng nông thôn giúp mua phân bón, máy cày.
Hạn chót phải thúc đẩy động lực sản xuất qua chương trình 'Người Cày Có Ruộng' là ngày 26 tháng 3, 1973. Vào ngày này, TT Thiệu nhận được báo cáo như sau. Báo cáo này được thẩm định kỹ càng bởi cả hai bên Việt-Mỹ:
Mục tiêu của "Người Cày Có Ruộng" là phân phát khoảng trên một triệu mẫu cho gần một triệu nông dân. Kết quả là gần 1.2 triệu mẫu được cấp phát cho gần một triệu nông dân. Tính theo mỗi gia đình trung bình là 4 người, số người được hưởng là gần 4 triệu, tức là 20% tổng dân số:
Bản quyền hình ảnh Other
Như vậy, ngày 26/3/1973 phải là ngày vui nhất của TT Thiệu. Sau này, khi có dịp nhắc lại những kỷ niệm về người cày có ruộng, về lúa thần nông, Ba Tri, Võ Đạt, chúng tôi thấy ánh mắt ông vui hẳn lên. Rồi ông vui cười, kể lại nhiều chuyện của ông về nông thôn và về nghề đánh cá ở Phan Rang, khác hẳn với khuôn mặt u sầu khi ông hồi tưởng về những chuyện chiến sự.
Bài học cho các nước khác
Cải cách điền địa là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Tuy nó đóng góp lớn lao vào công cuộc xây dựng công bình xã hội, nhưng nó cũng có thể biến thành một ngòi nổ nguyên tử, làm đảo lộn sự phát triển của một quốc gia. Kinh nghiệm của VNCH trong thời gian 1965-1975 mang lại một số bài học hữu ích cho các quốc gia khác. Chúng tôi tóm gọn vào 4 chữ "Đ":
Điều đình với cả điền chủ lẫn nông dân để có sự hơp tác tương đối giữa hai bên như một phương án "team work." Công việc này đòi hỏi (i) phải tiên đoán và tìm giải pháp cho các tắc nghẽn trong từng chặng đường của chương trình; và (ii) giải quyết các tranh chấp cho kịp thời, công bình giữa điền chủ và nông dân cũng như giữa nông dân với nhau (như tranh tụng về ranh giới ruộng).
Đền bù điền chủ tương đối cho xòng phẳng. Giá đất cũng phải xấp xỉ bằng giá thị trường. Nếu như chưa có thị trường đất đai thì ít nhất tại mỗi địa phương cũng đã có những mua bán lẻ tẻ có thể dựa vào để làm hội thảo định giá;
Đài thọ 80% tiền bồi thường bằng cách bán công khố phiếu (trái phiếu kho bạc) cho điền chủ với lãi xuất hấp dẫn. Phần còn lại (20%) thì trả bằng tiền mặt; và
Đáp ứng nhu cầu canh tác của nông dân về "đầu vào" (inputs) như kỹ thuật, tín dụng để họ thực sự trở nên người chủ đất (chứ không phải đem đất đi bán lại!).
Nước láng giềng của Việt Nam là Thái Lan đã tiếp nhận được một số kinh nghiệm này và tiến tới Agricultural Land Reform Act 1975 (Luật đất đai 1975). Cùng năm ấy, bên Phi Châu còn có những nước như Ethiopia tuyên dương Land Reform Program 1975; Uganda với sắc luật Land Reform Decree 1975. (BBC 24/9/17)

XIN THẮP NÉN TÂM HƯƠNG KÍNH DÂNG VỊ TỔNG THỐNG MÀ ANH EM SĨ QUAN - BINH SĨ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỀU KÍNH TRỌNG - NGƯỠNG MỘ

XIN THẮP NÉN TÂM HƯƠNG KÍNH DÂNG VỊ TỔNG THỐNG MÀ ANH EM SĨ QUAN - BINH SĨ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỀU KÍNH TRỌNG - NGƯỠNG MỘ 

AI KHÔNG THUỘC CÂU NÓI NẦY KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUỐC GIA


Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

BA TUYỆT TÁC VỀ THU CỦA CỤ NGUYỄN KHUYẾN

BA TUYỆT TÁC VỀ THU CỦA CỤ NGUYỄN KHUYẾN

Mùa thu là mùa mà trong khoảng thời gian đó, phần lớn các loại cây trồng được thay nhau rụng mất lá của chúng. Nó cũng là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và tiết trời lành lạnh hơn ( rõ nét nhất là ở ngoài Bắc VN và các nước Âu Châu). Tại các miền ôn đới như VN thì lượng mưa cũng tăng nhiều lên trong một số khu vực.
Mùa thu sang mang theo một chút gió nhẹ nhàng, một chút nắng hanh vàng, và một chút mưa... tạo nên một chút nhớ, một chút buồn, không ồn ào mà thâm trầm lặng lẽ. Mùa thu còn là mùa của thi nhân. Trong nền văn học nước ta, cụ Nguyễn Khuyến đã để lại 3 bài thơ về thu thật tuyệt vời, viết theo thể Đường Luật, thất ngôn bát cú là những thi phẩm tuyệt tác hiện còn truyền tụng cho đến ngày nay. Đó là  ba bài Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh.  

Cụ Nguyễn Khuyến (1835) là người làng Yên Đổ  (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝), hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796-1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (陳式湍, 1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc (陳公鐲), từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (三元閼堵).

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Các tác phẩm của ông gồm có: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,"Bạn đến chơi nhà", và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Thu Điếu ( mùa thu câu cá)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Nguyễn Khuyến)    

Thu Ẩm ( mùa thu uống rượu)

Năm gian nhà nhỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
( Nguyễn Khuyến)


Thu Vịnh ( mùa thu ngâm thơ)

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!
(Nguyễn Khuyến)    


THƠ VUI HOẠ THƠ CỤ NGUYỄN KHUYẾN
(thơ vui nhiều tác gỉa hoạ thơ về "THU" của cụ Nguyễn Khuyến)
Tô canh lạnh lẽo nước trong veo.
Một miếng thịt heo bé tẻo teo.
Bốn thằng to béo tranh nhau vớt.
Một đứa nhanh tay hớt cái vèo.
Thịt heo trôi nổi giờ đâu mất
Ba thằng không được mặt như heo
Tựa gối ôm thìa lâu chẳng được
Thịt đâu còn nữa dưới nước lèo.
(Sưu tầm)

Thu Lội
Nhìn xuống hồ Thu nước trong veo,
Nước mùa Thu lạnh nghĩ cũng teo.
Nhắm mắt làm liều ùm một phát,
Đạp chân thục mạng lội cái vèo.
Thân trên run rẩy người lạnh ngắt,
Phía dưới co ro nó đã teo.
Tựa gối ôm ... cần chờ ấm lại,
Sao vẫn mềm như cái bánh bèo.

(Thi s
ĩ BP Thành 9/7/14)

Mùa thu vốn là đề tài muôn thuở, từ những ngày đầu tiên của dòng nhạc tiền chiến như Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu và Giọt Mưa Thu của nhạc sĩ Đặng Thế Phong cho tới Thu Quyến Rũ, Lá Đổ Muôn Chiều, Ánh Trăng Mùa Thu của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn hay Mùa Thu Mây Ngàn của Từ Công Phụng và Mùa Thu Chết của Phạm Duy, Chiếc Lá Thu Phai của Trịnh Công Sơn hay Em Ra Đi Mùa Thu của Phạm Trọng Cầu, Ngàn Thu Áo Tím của Hoàng Trọng. Hôm nay,  Em Ra Đi Mùa Thu.


Cụ Nguyễn Khuyến không chỉ là một “hiền tài quốc gia”, một cây đại thụ văn chương, một gương sáng về đạo đức, ông còn là một người thầy, người bạn, người chồng, người cha, là “nóc” của một gia đình tiêu biểu ở nông thôn Việt Nam xưa. Điều đó giải thích vì sao khi nhắc đến Nguyễn Khuyến, người Việt Nam cảm thấy thân thương, gần gũi như nhắc đến ông bà, cha mẹ, chú bác mình vậy. Trong số hơn 400 bài thơ chữ Nôm và chữ Hán để lại cho đời, cụ Nguyễn Khuyến đã dồn rất nhiều tài năng và tâm huyết vào các sáng tác trữ tình. Xoay quanh đề tài nông thôn, tác giả đã thể hiện thành công bức tranh thiên nhiên, con người và cuộc sống nơi đây.  Tuy cụ chỉ để lại hậu thế có 3 bài thơ nói về thu nhưng các sáng tác đó đã diển tả những nét hết sức quyến rũ của mùa thu, chiều sâu tư tưởng của cụ là một sự kết hợp hài hòa với nghệ thuật thơ sáng tạo, điêu luyện đã đưa những thi phẩm áy lên một vị thế xứng đáng trong thi đàn dân tộc

Lý Bích Thủy 15.9.2017

AI LÀ NHỮNG KẺ ĐÁNH THUÊ

Ai là những kẻ đánh thuê?

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Chính phủ VNCH được thành lập năm 1955 do nhà chí sĩ yêu nước Ngô Đình Diệm lãnh đạo sau khi Bảo Đại bàn giao để đi lưu vong. Đây là chính phủ được 77 quốc gia tự do công nhận có chân trong Ủy Hội Quốc Tế. Cùng với lá cờ vàng 3 sọc đỏ tượng trưng cho da vàng máu đỏ 3 miền Bắc Trung Nam một nhà. Một lá cờ có nền vàng từ thời Hai Bà Trưng cho tới nay.

Nền đệ nhất VNCH mới thành lập còn non trẻ, ngoài việc xây dựng một thể chế chính trị toàn diện, lựa chọn bộ máy lãnh đạo miền Nam, còn phải tìm kiếm nguồn viện trợ để người dân di cư năm 1954 từ Bắc vào Nam có cái ăn, cái mặc hằng ngày, sau đó lại tiếp đến chương trình người cày có ruộng, cấp phát ruộng cho người dân canh tác và mỗi hộ được cấp một cặp "bò bô" lúc bấy giờ để cày bừa và làm sức kéo, vì lúc bấy giờ chưa có máy móc.

Một chính phủ bên trong thì lo xây dựng đất nước còn non trẻ mới thành lập, dẹp loạn Bình Xuyên, Ba Cụt, Bảy Viễn, thu phục tướng Trịnh Minh Thế Cao Đài; mặt khác còn phải lo đối ngoại, phát động xây dựng ấp chiến lược, truy diệt quân cộng sản xâm lăng trà trộn trong dân.

Nhà cầm quyền Hà Nội tuyên truyền chế độ VNCH là do đế quốc Mỹ dựng lên sau hiệp định Paris 1954 chia cắt đất nước 2 miền Nam Bắc. Họ cho rằng Mỹ hất cẳng Pháp để dùng miền Nam ngăn chặn khối CS quốc tế tại Đông Nam Á. Trong các tài liệu báo đài CSVN luôn tuyên truyền rêu rao VNCH thực chất là chế độ bù nhìn, là tay sai, là lính đánh thuê cho Mỹ, bán nước cho Mỹ.

Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng chính thể VNCH đã đâu vào đó dù còn non trẻ thì Hoa Kỳ giật dây cho các tướng lãnh phản bội đứng lên lật đổ và giết chết 2 anh em TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu với lý do gia đình trị độc tài, nhưng thực chất là chỉ vì Tổng thống Diệm không cho quân đội Mỹ đổ bộ vào VN. Như thế chứng tỏ cho thấy TT Ngô Đình Diệm không bao giờ muốn lệ thuộc vào nước nào vì kinh nghiệm xương máu từ thời Pháp thuộc. Ông cũng không muốn có quân đội nước ngoài hiện diện ở VN.

Sau khi đảo chánh chế độ VNCH đệ nhất bị lật đổ, phe Cộng sản Bắc Việt phấn khởi vì tướng Dương Văn Minh phá bỏ các ấp chiến lược, Hà Nội đã xua quân ồ ạt vào miền Nam, tổ chức những trận đánh lớn khắp miền Nam buộc Mỹ phải đổ quân vào để ngăn chặn bước tiến của CS quốc tế.

Còn phe CS Bắc Việt thì sao?

Cố vấn Liên Sô có mặt tại miền Bắc. Những tin tức bán chính thức thì quân đội Tàu Cộng cũng có mặt khắp miền Bắc trong cuộc chiến xâm lược miền Nam.

Trong cuộc chiến phòng thủ bảo vệ tự do, quân đội VNCH đi hành quân thì trong ba lô có mấy ngày gạo sấy, lạp xưởng, cá khô, cải xú (cải bắp) do VN đóng gói, hay thịt hộp, cá hộp, thuốc lá Quân Tiếp Vụ. Thỉnh thoảng mới có ngày được phát đồ hộp của Mỹ Ration-C. Hầu như VNCH tự túc lương thực chỉ trừ súng đạn do Mỹ viện trợ.

Phía cộng sản Bắc Việt nhận viện trợ súng đạn, gạo, lương khô, thịt lợn đóng hộp, ruốc thịt lợn (chà bông), sữa bột đóng hộp, thuốc men... toàn bộ là khối CS quốc tế như Liên Sô, Tàu Cộng tiếp tế từ A-Z. Đây là cái cớ để cho Tàu Cộng đòi nợ CSVN sau này, CSVN không có tiền thì trả bằng biển đảo, đất liền. Vì thế đảng CSVN ngậm hột thị không dám hé răng hé lợi khi Tàu Cộng ngày càng lấn tới.

VNCH bị Hà Nội lên án là đánh thuê cho Mỹ nhưng khi Mỹ rút quân đội về nước, miền Nam không mất đi tấc đất nào. Ngược lại, đồ đạc của Mỹ còn bỏ lại miền Nam vô số kể, đến nỗi những đoàn xe Molotova của bộ đội CSVN chở ngày đêm cả gần 2 tháng trời mới vơi hết.

CSVN thì sao? Sau khi đã cướp được miền Nam thì tập đoàn cai trị hè nhau tìm đủ mọi cách giao biển đảo, đất biên giới và những khu yếu điểm trong nước cho Tàu Cộng quản lý để trả nợ chiến tranh.

Chúng ta hãy kết luận xem thử VNCH đánh thuê bán nước cho Mỹ hay CSVN đánh thuê bán nước cho Tàu Cộng như bây giờ. Câu nhận định xin dành cho tất cả quý vị độc giả.

15.09.2017

Cánh Dù lộng gió
danlambaovn.blogspot.com

http://danlambaovn.blogspot.com/2017/09/ai-la-nhung-ke-anh-thue.html

Chiếc quan tài

 CHIẾC QUAN TÀI. 


                                    … Anh trở về … có khi là hòm gỗ cài hoa …
              Anh trở về … bằng chiếc băng ca … trên trực thăng mang màu tang trắng ….

unnamed-6
            Sáng nay đưa một người bạn từ Thái Lan về lại USA, tự nhiên bỗng thấy thương bạn mình, thương lắm… về lại Hotel Lobby ngồi uống coffee, mở laptop ra đọc tin tức, tài liệu, và sẵn viết tiếp tục những bài viết trong mục “Ly coffee đầu ngay và bài bình luận” mà 6 ngày nay “bận đi chơi nên gián đoạn”, để chia sẻ với đồng nghiệp, đồng hương, thân hữu, và nhất là bạn đọc trên FaceBook, và website…
unnamed-2     Một bản tin thật xúc động không nói nên lời, đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn thấy “đau” !. Tổng thống Donald Trump đi cùng cô con gái ra phi trường đón nhận chiếc quan tài của một quân nhân Hoa Kỳ vừa làm xong nhiệm vụ… “không thành” !. Đều đáng ghi nhận ở lúc này là một việc làm đơn giản, nhưng nói lên được một vị Tổng Tư lệnh “mới toanh” của Hoa Kỳ, ông Donald Trump chưa từng làm chính trị, mà cũng chẳng bao giờ giao du với giới quân đội trước khi ông ứng cử, và bên cạnh hiện tại biết bao nhiêu công việc đang đè nặng trên vai ông, trên vai Chính quyền ông, nhưng ông cảm nhận được sự mất mát của gia đình người quân nhân, mất mát một đứa con của quốc dân Hoa Kỳ, và chính bản thân ông. Tổng thống Trump ra lệnh ngưng lại hết tất cả, để đi đón “Chiếc quan tài” của một người lính Navy Seal đang chiến đấu, thì phải “bỏ cuộc” để mặc chiếc áo gỗ trở về Hoa kỳ. Hình ảnh này chưa từng thấy ở bất cứ vị Tổng thống tiền nhiệm “nhiều kinh nghiệm” chính trị, quân sự nào cả … Thường chúng ta chỉ thấy các Tổng thống tiền nhiệm đợi đến ngày “Cựu chiến  binh” mới xuất hiện hoặc đọc bài “điếu văn”, hay khi nhận hung tin cả toán quân, cả đoàn quân, và cả “hàng hàng” quan tài trở về từ chiến trường , thì “may đâu” mới có Tổng thống ra tận máy bay đón chào, chứ không chỉ có một quan tài của một người quân nhân Mỹ… Nhưng, rất tiếc những việc làm thiện tâm của tân Tổng thống Donald Trump thực hiện thì giới Truyền thông bao chí Hoa Kỳ rất thích “tịnh khẩu”… sao ngộ nhỉ !!
unnamed-5      Qua bài viết “đánh Biệt kích” của Nhà bỉnh bút Nguyễn Đạt Thịnh, ông cũng nói lên ít nhiều hình ảnh vị tân Tổng thống Hoa Kỳ đã làm một điều rất đẹp… đó là sự đáng kính mến của ông dưới con mắt của quốc dân (mặc dù, lúc nào Nhà bỉnh bút gốc Việt này cũng viết bài chống báng ông Trump nói riêng, và đảng cộng hòa nói chung một cách triệt để)…
            “Đánh Biệt kích” là sử dụng một đơn vị nhỏ, vô cùng thiện chiến, mà được huấn luyện đặc biệt về kỹ thuật đột ngột tấn công địch quân, đánh nhanh, đánh tàn khốc ngay từ những phút đầu để đạt tối đa kết quả, rồi cũng nhanh chóng rút lui, trước khi địch kịp phản ứng ....
            Năm ngày sau khi nhậm chức, và trong bữa ăn tối thứ Tư, 25 tháng Giêng, 2017 với tân Bộ Trưởng Quốc Phòng - Đại Tướng về hưu James Mattis- Tổng Tư Lệnh Donald Trump đã chuẩn thuận cho thực hiện cuộc đột kích ngày 28 tháng 1, vào một căn cứ của Qaeda tại Yemen. Cuộc tấn công biệt kích này mang danh xưng ngụy trang Yakla raid.
            Tham dự bữa dạ tiệc còn có Phó Tổng Thống Mike Pence, Cố vấn An ninh Michael T. Flynn, Đại Tướng Joseph F. Dunford Jr. Tổng tham mưu Trưởng quân lực Hoa Kỳ, và hai Cố vấn Jared Kushner, Stephen K. Bannon -những nhân vật tạo thành “Bộ tham mưu Quân sự” của Bạch Cung.
            Trực thăng đưa họ vào triền núi Yakla để tấn công căn nhà của Lãnh tụ Al-Qaeda Abdul Rauf al-Dhahab; trên đường bay vào mục tiêu toán biệt kích nhận được tin là địch đã được báo động, và đang bố trí phòng thủ.
            Mất yếu tố bất ngờ, đáng lẽ cấp Chỉ huy hành quân phải ra lệnh hủy bỏ cuộc đột kích, nhưng họ chỉ thông báo trên máy truyền tin cho toán Biệt kích biết, rồi để mặc cuộc hành quân diễn tiến.
unnamed    Do đó, ngay khi nhảy ra khỏi trực thăng, những người lính Biệt kích đã bị địch quân chào đón bằng nhiều loạt đạn AK- 47. Trực thăng võ trang bắn tới tấp vào quân Al Qaeda, trợ chiến cho người chiến sĩ Biệt kích. Một chiếc Bell Boeing V-22 Osprey bị hư hại trong lúc đáp xuống đổ quân, gây thương tích cho ba chiến sĩ Biệt kích, chiếc trực thăng V-22 Osprey đó - trị giá $75 triệu phải phá hủy bằng bom ngay !.
            Anh Biệt kích Chief Petty Officer William Owens tử trận trong 50 phút kịch chiến với quân Al Qaeda; Không quân trợ chiến gây nhiều tổn thất cho thường dân Yakla; trong số thường dân tử nạn có cô bé 8 tuổi, con của Nhà tu chống Mỹ Anwar al-Awlaki.
            Ông này bị drone giết ngày 30 tháng Chín, 2011, tại Al Jawf Governorate, Yemen.
            Trong một thông cáo, Tướng Mattis xác nhận người chiến sĩ tử trận là Chief Petty Officer William “Ryan” Owens, 36 tuổi, và ca tụng Owens đã “dâng hiến trọn vẹn cuộc đời cho đất nước, và bảo vệ truyền thống cao thượng của người lính Mỹ !.”
unnamed-4     Bản thông cáo còn viết là cuộc đột kích giết 14 địch quân, trong số này có ba Lãnh tụ Al Qaeda. Owens nhập ngũ vào tháng Tám 1998, anh được thăng cấp “Chief” tháng Chạp 2009; anh được tưởng thưởng ba Huy chương đồng, hai trong ba Huy chương này có kèm theo chữ V - có nghĩa là Combat Valor - Anh dũng trên chiến trường.
            Anh tử trận trong trận đánh biệt kích vào xào huyệt địch.  Ngoài anh, lực lượng hành quân còn có sáu người bị thương.
Hôm thứ Tư mùng 1 tháng Hai, Tổng Thống Donald Trump đã cùng Ái nữ Ivanka Trump đến Căn cứ Không Quân Dover, Tiểu bang Delaware,  để đón thi hài anh “Ryan” Owens. Anh là Tử sĩ đầu tiên chết trong lúc phục vụ dưới quyền Tổng tư lệnh Trump.
unnamed-7(hình: biệt ký Navy Seal -William Owens).
            Đánh Biệt kích là lối đánh duy nhất có tiềm năng giúp Hoa Kỳ chiến thắng quân khủng bố IS và Al Qaeda, mà không phải trả cái giá quá đắt của chiến thuật cổ điển. Người lính Hoa Kỳ vô cùng can trường lại được trang bị hùng mạnh, được yểm trợ bằng một hỏa lực khiếp đảm, giúp họ tạo ra nhiều chiến công thần thoại ....
            Thành công nhất trong chiến thuật “đánh Biệt kích” là cuộc hành quân Operation Neptune Spear thực hiện ngày mùng 2 tháng 5, 2011, tấn công xào huyệt ẩn trốn của Trùm khủng bố Osama bin Laden, gã  sáng lập ra lực lượng Al Qaeda.
            Lực lượng tấn công là Toán Sáu, Người Nhái. Trách nhiệm tổ chức cuộc tấn công là CIA, cộng tác với JSOC (Joint Special Operations Command-Bộ Chỉ Huy Phối Hợp Chiến Tranh Đặc Biệt).
unnamed-3     Hai tiếng đồng hồ trước phút khởi diễn hành quân, Bộ tham mưu Chiến tranh của chính phủ đã tụ họp tại Bạch Cung để chứng kiến trận đánh được trực tiếp truyền hình.
            Tổng cộng lính Biệt kích Mỹ giết 5 tên khủng bố trong sào huyệt Pakistan của bin Laden, và bắt sống 18 tên khác. Chiến tranh chống khủng bố Hồi Giáo không gây cho Mỹ những tổn thất quá đáng như vậy, nhưng lại dài hơn, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, và học hỏi hơn nữa ....
            Bất cứ người quân nhân nào của Hoa Kỳ cũng được kính mến, và được biết ơn. Họ là những người con yêu quý của quốc dân siêu cường này. Họ được đón tiếp trong vinh dự, hùng hồn sau những cuộc chiến trở về, và bên cạnh họ luôn được đón nhận một cách trân trọng, kính thương,  khi họ trở về nằm trong chiếc quan tài. Đặc biệt, lần này chính đích thân Tổng thống Donald Trump, và Ái nữ Ivanka Trump ra tận phi trường đón nhận một chiếc quan tài người lính Biệt Kích Seal mang tên  William “Ryan” Owens. Anh đã hy sinh cho Tổ quốc, anh nằm xuống trong Vinh quang, mặc dù công việc chưa hoàn thành. Tân Tổng thống Trump đầu tiên đón nhận anh về với một tấm lòng biết ơn bằng trái tim của một công dân Hoa Kỳ…
            Thật cảm động !!
            PHAN NGUYÊN LUÂN. ./

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

TƯ CÁCH, NHÂN PHẨM, ĐẠO ĐỨC CỦA "CON NGƯỜI" TỪ XỨ "TƯ BẢN GIÃY HOÀI NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ CHẾT..."

TƯ CÁCH, NHÂN PHẨM, ĐẠO ĐỨC CỦA "CON NGƯỜI" TỪ XỨ "TƯ BẢN GIÃY HOÀI NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ CHẾT..."
Nhiều bệnh nhân lấy làm lạ vì chưa bao giờ gặp được một vị bác sĩ tốt như vậy !
==================================================
Bác sĩ trẻ liên tục gọi thăm hỏi bệnh nhân sau khi xuất viện !
Bác sĩ Trần Hoàng Minh, 29 tuổi, quốc tịch Mỹ, học Trường ĐH Houston (Mỹ) và tốt nghiệp ĐH Queensland (Úc) đã chọn nơi làm việc là BV quận Gò Vấp, TP.HCM. Vị bác sĩ này làm chuyện rất “lạ”: gọi điện hỏi thăm sau khi bệnh nhân đã xuất viện…
Từ bỏ giàu sang về khám bệnh ở quê nhà
Hiện bác sĩ Trần Hoàng Minh đang làm việc tại khoa cấp cứu Bệnh viện Q.Gò Vấp. Đã cấp cứu cho hàng trăm bệnh nhân trong bảy tháng làm việc, nhưng chưa bệnh nhân nào biết bác sĩ Minh từng sống ở Mỹ bởi anh nói tiếng Việt rất chuẩn.
“Tại sao em lại về đây?”
8 tuổi, Minh sang Mỹ ở cùng gia đình. Gần 20 năm sống ở Mỹ nhưng hằng ngày ba mẹ Minh đều nói chuyện với con bằng tiếng Việt.
Gần như mùa hè nào Minh cũng được ba mẹ cho về TP.HCM thăm bà nội, họ hàng nên Minh quen với cách sống, môi trường ở Việt Nam.Ba mẹ Minh quan niệm “Là người Việt Nam, một ngày nào đó có cơ hội quay về Việt Nam thì con phải nói được bằng tiếng Việt”.
Image result for Tốt nghiệp đại học Mỹ, Úc quyết về Việt Nam: Bác sĩ trẻ liên tục gọi cho bệnh nhân sau khi xuất viện
Sau bốn năm học tại Trường đại học Houston (Mỹ), Minh lấy bằng cử nhân, dự thi và học tiếp tại Trường đại học Queensland (Úc).
Thế nhưng, trước ngày tốt nghiệp Minh quyết định sẽ về TP.HCM để chăm sóc bà nội và góp sức mình phục vụ những người bệnh tại quê hương.Ngày đó Minh quyết định sang Úc học ngành y vì tốt nghiệp Trường đại học Queensland Minh có quyền hành nghề bác sĩ tại cả Mỹ và Úc.
“Ba mẹ và em trai Minh vẫn đang ở bên Mỹ, Minh quyết định về Việt Nam làm việc có nhận được sự ủng hộ từ gia đình?” – chúng tôi hỏi.
Chàng trai trẻ mỉm cười và nhắc lại lời của ba mẹ mình thay cho câu trả lời: “Con thích làm việc ở đâu thì con ở đó, miễn là nơi đó con cảm thấy vui. Ba mẹ luôn ủng hộ con”.
Nhận thấy Bệnh viện Q.Gò Vấp coi trọng bệnh nhân, lại gần nhà bà nội nên Minh nộp đơn xin việc.Tháng 7-2015, Minh từ Mỹ về Việt Nam. Trước khi quyết định chọn bệnh viện nào để nộp hồ sơ xin việc, Minh tự chạy xe máy đến nhiều bệnh viện trong TP.HCM, “đóng vai” người bệnh để quan sát cách tiếp nhận, phục vụ của từng bệnh viện.
Buổi sáng hôm ấy, nộp xong hồ sơ Minh chạy xe về ngay vì nghĩ phải chờ một thời gian nữa mới được gọi. Ai dè đang trên đường chạy xe về nhà thì giám đốc bệnh viện gọi điện bảo quay lại phỏng vấn.
Gặp Minh, TS.BS Phạm Hữu Quốc, giám đốc bệnh viện, tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi đi hỏi lại: “Tại sao em lại xin về đây?”.
TS Quốc chia sẻ về thu nhập tại các bệnh viện công không bằng các bệnh viện tư và càng chênh lệch rất nhiều so với bác sĩ làm việc tại Mỹ. Lúc đó Minh trả lời: “Em đi làm chỉ vì yêu thích công việc. Em không đặt nặng về lương. Em nghĩ đủ sống là được rồi”.
Sau khi con gái tôi, bé P.T.M.A. 3 tuổi, được xuất viện, hai ngày sau bác sĩ Minh gọi điện cho tôi hỏi thăm cháu có ăn uống được không, có đi tiêu chảy hay không…
Vợ chồng tôi rất ngạc nhiên vì từ trước đến nay đưa con đi khám bệnh nhiều lần nhưng chẳng thấy bác sĩ nào như thế.
Chúng tôi tự hỏi ông bác sĩ này ở đâu ra mà tốt thế nhỉ? Nếu sau này con tôi có bệnh, chắc chắn vợ chồng tôi sẽ quay lại khoa cấp cứu Bệnh viện Q.Gò Vấp để nhờ bác sĩ Minh điều trị
Anh PHẠM VĂN CHÍNH
Bệnh nhân cảm động
Từ ngày đi làm, Minh dành nhiều thời gian ở trong bệnh viện. Những ngày không phải trực nhưng nếu thấy “nhớ” bệnh viện, Minh lại đến khoa cấp cứu tự nguyện phục vụ bệnh nhân.
7g sáng mới bắt đầu giao ca nhưng nếu đến ca trực, Minh luôn có mặt từ lúc 6g30.
Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Q.Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa…” rất lễ phép.Minh bảo bác sĩ trực ca đêm rất mệt, nếu có bệnh nhân nhập viện lúc 6g55 sẽ phải ở lại thêm để tiếp nhận bệnh nhân, chưa kể bệnh nhân mới được bác sĩ này tiếp nhận đã thay ngay một bác sĩ khác.
Hôm đó có một nam bệnh nhân bị chấn thương được đưa vào cấp cứu. Sau khi được bác sĩ kê toa thuốc, bệnh nhân phải đi đóng viện phí nhưng không có thân nhân đi cùng.
Lúc đó công việc không quá bận, các điều dưỡng lại đang làm những việc khác nên bác sĩ Minh đã đẩy xe lăn đưa bệnh nhân đi đóng tiền.
Gặp những bệnh nhân già yếu khác, dù đã được chỉ đường nhưng vẫn không biết cách đi, bác sĩ Minh đã dẫn họ tới tận các khoa phòng. Những bệnh nhân này rất ngạc nhiên và khi hiểu ra họ đã rất cảm động.
Về quê hương làm việc, bác sĩ Minh cũng nhận ra một vấn đề đang còn thiếu sót tại Việt Nam. Đó là khoảng cách rất xa giữa bác sĩ và bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân yếu kém về tài chính, trình độ.
Minh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết.
Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề.
Càng tiếp xúc với bệnh nhân ở quê hương, bác sĩ Minh càng cảm thấy thương nên làm được việc gì giúp bệnh nhân là anh làm ngay.
Minh còn tự mua đồ cặp nhiệt điện tử (đo nhiệt độ trong khoảng 5 giây là có kết quả) cho khoa dùng vì bệnh viện chỉ có cặp nhiệt bằng thủy ngân.Trong những đêm cấp cứu, gặp những bệnh nhân già yếu không có người thân đi cùng, cần ly nước để uống thuốc nhưng không có ai chạy đi mua nước, Minh liền xin ý kiến bệnh viện, tự bỏ tiền mua bình nước để ngay trong khoa cho bệnh nhân uống.
Theo anh, cặp nhiệt bằng thủy ngân chính xác nhưng phải mất vài phút mới lên được nhiệt độ, trong khi cấp cứu cần có kết quả nhanh hơn. Anh còn tự mua thêm cả máy đo SPO2 (đo lượng oxy trong máy) xem bệnh nhân thật sự có khó thở hay không.
Hiện anh đang cùng một người bạn am hiểu về tin học viết một phần mềm phục vụ bệnh nhân. Phần mềm này gần giống với phần mềm ở Mỹ.
Từ triệu chứng của người bệnh, phần mềm này sẽ đặt câu hỏi để người bệnh trả lời, sau đó hướng dẫn họ đến chuyên khoa nào khám bệnh…
Đến tận nhà thăm bệnh nhân
Đôi khi Minh còn tìm đến tận nhà bệnh nhân vì không liên lạc được với họ qua số điện thoại. Một bệnh nhân nữ bị bệnh Zona đã đến Bệnh viện Q.Gò Vấp cấp cứu vì quá đau.
khi điều trị, bệnh nhân ổn định và được xuất viện. Minh kê toa thuốc và dặn bệnh nhân nếu lái xe ban ngày thì không nên uống vì thuốc sẽ gây chóng mặt. Dù đã dặn bệnh nhân nhưng anh vẫn thắc mắc không biết bệnh nhân có bị chóng mặt hay không.
Xem lại hồ sơ bệnh án thì không có số điện thoại, chỉ có địa chỉ bệnh nhân, nên lúc đi làm về anh chạy qua nhà bệnh nhân chỉ để hỏi bệnh nhân có bị chóng mặt không rồi về ngay.
Minh kể bên Mỹ bác sĩ không trực tiếp theo dõi bệnh nhân như vậy, nhưng sau ba ngày bệnh nhân khám bệnh hoặc xuất viện sẽ có nhân viên bệnh viện gọi điện hỏi thăm sức khỏe người bệnh có tốt hơn không.
Minh rất thích cách làm việc như vậy vì sau khi điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ cũng cần biết kết quả điều trị của mình thế nào để rút kinh nghiệm cho những lần điều trị tiếp theo.
Thấy việc theo dõi sức khỏe bệnh nhân sau điều trị là cần thiết, Minh đã xin ý kiến giám đốc bệnh viện lập ra một cuốn sổ riêng để tự theo dõi sức khỏe bệnh nhân và mức độ hài lòng của họ khi được anh điều trị.
Anh sẽ ở Việt Nam luôn hay chỉ phục vụ bệnh nhân một thời gian rồi lại quay về Mỹ? Minh trả lời ngay với chúng tôi rằng anh “đã định cư ở đây”. Anh còn khoe đã được nhập hộ khẩu, được cấp chứng minh nhân dân và là người Việt Nam 100%.
Mong cách làm việc bài bản này được nhân rộng
Lúc nhận được đơn xin việc của bác sĩ Trần Hoàng Minh tốt nghiệp y khoa nước ngoài, tôi rất bất ngờ vì để tốt nghiệp bác sĩ ở nước ngoài rất tốn phí và cực kỳ khó khăn, nhất là tại Mỹ.
Nếu làm việc tại Mỹ, bác sĩ sẽ có thu nhập hàng chục ngàn đôla mỗi tháng. Vậy mà Minh đã về VN làm việc và không quan tâm đến mức thu nhập của mình cao hay thấp.
Trong thời gian làm việc hơn bảy tháng qua tại bệnh viện, tôi thấy Minh là một bác sĩ được đào tạo bài bản, làm việc rất có trách nhiệm.
Minh khiêm nhường, thân thiện với đồng nghiệp và đặc biệt rất yêu thương, tận tình phục vụ bệnh nhân. Minh luôn trăn trở để làm sao có thể điều trị bệnh nhân một cách tốt nhất để họ cảm thấy hài lòng nhất…
Minh có xin ý kiến tôi về một số quy trình thực hiện thí điểm tại khoa cấp cứu bệnh viện và việc nào cũng tốt cho bệnh nhân cả nên tôi đều đồng ý. Tôi mong cách làm việc của bác sĩ Minh sẽ được nhân rộng, lan tỏa tại Bệnh viện Q. Gò Vấp để bệnh viện luôn là một địa chỉ tin cậy, đáng tìm đến của bệnh nhân.
TS.BS PHẠM HỮU QUỐC (giám đốc Bệnh viện Q.Gò Vấp, TP.HCM)
LikeShow more reactions
Comment